Chiến Thắng Lepantô

 

Dưới triều Soliman II và người kế vị, Selim II, vương quốc Thổ Nhĩ Kỳ hùng mạnh cực điểm. Soliman đă thôn tính đảo Rhodes, đánh phá nước Hung, ồ ạt tiến quân vào Wien, thủ đô nước Áo Selim II cưỡng chiếm đảo Zypern, tiến quân như vũ băo vào các quốc gia miền Đông, Địa Trung Hải...

 

Năm 1498, họ chiếm cứ Lepantô, giữ nơi này làm căn cứ chiến lược trong 54 năm trường, để làm bàn đạp thực hiện giấc mộng bá chủ Âu châu và tận diệt Giáo Hội Công Giáo, mà pháo đài đầu tiên là nước Ư. Cờ hiệu của họ: vành-trắng-liềm với ngôi sao đỏ, tương tự như cờ búa liềm của Cộng sản ngày nay...

 

Trước cơn nguy biến, Đức Piô V, Giáo hoàng đương cai trị Giáo Hội lúc ấy, một mặt thúc  đẩy toàn thể Giáo Hội tích cực lần hạt Mân côi, kêu xin Đức Mẹ cứu giúp, mặt khác kêu gọi nước ư, nước Tây Ban Nha và các nước Công giáo thành lập một Liên-minh quân-sự Công giáo để đương đầu với quân đội Thổ tại Lepantô.

 

Liên minh Quân sự Công giáo, được đặt dưới quyền chỉ huy của Thống chế Don Juan d' Austria, gồm 300 chiến thuyền chở 40,000 thủy quân, 3,000 bộ binh và 8 chiến hạm trang bị trọng pháo. Nghe th́ có vẻ lớn lao, hùng mạnh lắm. Nhưng so sánh lực lượng hai bên, th́ phía quân đội Thổ c̣n đông đảo, hùng mạnh gấp 5, gấp 10.

 

Ngày 7-10-1571, Thống chế Don Juan d' Austria dàn quân nghinh chiến. Trước khi ra trận, quân sĩ  Thổ thề hứa sẽ làm gỏi bọn tả đạo Công Giáo, sẽ cho chiến mă dừng chân trong các Thánh Đường, sẽ biến các Nhà thờ Công giáo làm chuồng ngựa...

 

Nếu không có Đức Mẹ ra tay cứu giúp, quân đội Công giáo nắm chắc phần bại. Ngay vừa vào trận, hơn 15,000 binh sĩ, phần tử thương, phần bị bắt sống xiềng chân trên các chiến thuyền của địch. Cả 3 hạm đội ư và Tây Ban Nha cũng lọt vào tầm hỏa lực địch...

 

Nhưng rồi, ơn phù trợ bởi trời xảy ra thật bất ngờ: từ biển bốc lên những làn mây mịt mù, dày đặc, khiến đối phương không c̣n nhận ra phương hướng, từ trời cao thổi xuống một trận cuồng phong cứ nhằm vào tàu bè địch, làm hạm đội Thổ tan ră, thuyền bè bị phá vỡ, số quân tử vong vô kể... Cuộc thủy chiến ác liệt kéo dài đến chiều... Kết quả: chính viên tướng chỉ huy quân đội Thổ và trên 30,000 binh sĩ chết tại trận, 5,000 tên bị bắt sống, 200 chiến thuyền cùng với một số lớn khí giới, lương thực, quân nhu... bị tịch thu, trên 10,000 binh sĩ Công giáo đă bị địch bắt được giải phóng...

 

Nhờ đâu có cuộc toàn thắng vẻ vang, lạ lùng này? Thưa:

 

1) Khi ra trận, tướng Don Juan cho thượng cờ Đức Mẹ trên chiếc chiến hạm mà ông đứng chỉ huy,

2) Cả Giáo Hội Công Giáo đă đêm ngày kêu cầu Đức Mẹ, nhất là đọc kinh Mân Côi, xin Đức Mẹ trợ giúp Liên Minh Quân sự Công Giáo,

3) Chính Đức Piô V, dù tuổi cao, sức yếu, trước và trong ngày tướng Don Juan ra trận, đă ăn chay và thức trắng suốt đêm cầu nguyện.

 

Chiều ngày 7-10-1571, Đức Piô V đang làm việc ở văn pḥng, ngài đột ngột đứng lên, mở cửa sổ, thấy một điềm lạ, ngài mừng rỡ nói với hai vị Hồng Y đang có mặt ở văn pḥng: Chúng ta hăy vui mừng cảm tạ Chúa và Đức Mẹ, đạo quân Công giáo vừa thắng trận.

 

Vài ngày sau, tin đại thắng tới Roma. Người ta được biết: quân đội Thổ đă hạ khí giới đầu hàng vào đúng lúc Đức Piô V thấy điềm lạ và nói với hai vị Hồng Y: Đạo quân Công Giáo đă thắng.

Để tạ ơn Đức Mẹ đă cho chiến thắng tại vịnh Lepantô, Đức Thánh Cha Piô V đă lập lễ Đức Bà Chiến thắng ngày 7/10, và truyền thêm vào kinh cầu Đức Bà câu: "Đức Bà phù hộ kẻ có đạo, cầu cho chúng con". Tới năm 1573, tức 2 năm sau, đời Đức Grêgôriô 13 (1572-1585), đă đổi thành lễ kính Đức Mẹ Mân côi như ngày nay.

Đức Thánh Cha Clementê 11 truyền cho toàn thể Giáo hội dâng lễ kính Đức Mẹ Mân côi.

* * * * * * * * * * * *