Hiểu Đạo & Sống Đạo

 

Xưng Tội Qua Điện Thoại hay Tham Dự Thánh Lễ Qua Truyền H́nh Có Được Không?

Lm. Nguyễn Ng. Bích DCCT

Hỏi: Thưa Cha, trong trường hợp cần kíp có thể xưng tội qua điện thoại hay tham dự Thánh Lễ qua truyền h́nh được không? - một giáo dân -

Đáp: Với những tiến bộ về phương tiện truyền thông hiện nay nhiều người đă nêu lên thắc mắc về việc tham dự thánh lễ truyền h́nh hay xưng tội qua điện thoại.

Thực ra, kể từ cuối Thế Kỷ 19 khi điện thoại đă trở nên phổ biến th́ người ta cũng nghĩ đến chuyện xưng tội qua điện thoại trong trường hợp nguy cấp. Vấn đề cũng đă được bàn căi khá nhiều. Xin được lưu ư là vấn đề được đặt ra cho những trường hợp khẩn cấp mà thôi chứ các trường hợp khác th́ ư kiến chung đều bác bỏ việc xưng tội như thế. Năm 1884, Toà Ân Giải Tối Cao từ chối tuyên bố. Vấn đề này lại được bàn căi giữa các nhà luân lư. Việc trả lời của Toà Ân Giải tối cao gây một nghi vấn về việc xưng tội qua điện thoại trong trường hợp khẩn cấp. Có người cho rằng bí tích có thể thành sự trong hoàn cảnh tuyệt đối khẩn thiết; đa số không tin như vậy. Bộ Giáo Luật 1917 đă không đưa ra lời giải đáp cho vấn đề này. C̣n Bộ Giáo Luật 1983 khẳng định:

Điều 964:
#1. Nơi dành riêng để nghe thú tội hầu lănh nhận bí tích là nhà thờ hay nhà nguyện.

#2. Về toà giải tội th́ Hội Đồng Giám mục phải ban hành những quy tắc, nhưng phải lưu ư thế nào để các toà giải tội được đặt ở nơi dễ thấy, các toà phải có chấn song ngăn cách hối nhân với linh mục giải tội, và để các tín hữu ai muốn th́ có thể tự do đến.

#3. Không được nghe thú tội ngoài toà giải tội, trừ khi có lư do chính đáng.

Có nhiều người vẫn nghi ngờ vấn đề chưa được giải quyết.

Những người chủ trương xưng tội qua điện thoại là không thành kể cả trong trường hợp nguy cấp dựa vào quan điểm truyền thống luôn chống lại cách thức tiến hành như vậy. Sự hiện diện của hối nhân xem ra là điều cốt yếu không thể thiếu.

Những người khác chủ trương thành sự th́ cho rằng việc phát minh phương tiện truyền âm thanh là một cách thế đối thoại mới mẻ và có sự hiện diện tinh thần của người đối thoại.

Vấn đề cốt thiết vẫn là sự hiện diện đồng thời giữa hối nhân và cha giải tội, sự kết hợp giữa chất thể và mô thể.

Gần đây Văn Pḥng Phụng Vụ của Giám Mục Châu Mỹ nhắc nhở rằng không bí tích nào được lănh nhận qua phương tiện truyền thông điện tử. Mọi việc cử hành phụng vụ đ̣i buộc sự hiện diện thể lư của tín hữu và sự hiện diện của Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế hay của thừa tác viên chủ sự. Đặc biệt đối với bí tích giải tội, chỉ có sự hiện diện thể lư của linh mục bên cạnh hối nhân là dấu chỉ cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa Cha, Đấng tiếp đón tội nhân và ban ơn tha thứ "Liên lạc điện tử qua điện thoại, truyền h́nh, video, hay internet không đủ cho việc cử hành bí tích". Thông cáo nói trên của Văn Pḥng Phụng Vụ Giám Mục Châu Mỹ đă trả lời cho thắc mắc đồng thời cũng cho thấy quan điểm chính thức của Hội Thánh.

Ngoài ra ngày 22 tháng 2 năm 2002, Ủy Ban Giáo Hoàng về Truyền thông Xă Hội có ra một văn kiên "Giáo Hội và Internet" đề cập đến khía cạnh bí tích của các phương tiện truyền thông ở số 9 như sau.

"Thực tại ảo không thể thay thế cho sự hiên diện thật của Đức Kitô trong Thánh Lễ, cho thực tại bí tích trong các bí tích khác, và cho sự tham dự vào việc thờ phượng của cộng đoàn nhân loại bằng xương bằng thịt. Không hề có bí tích trên Internet; và ngay cả những kinh nghiệm tâm linh có thể cảm nhận được nhờ ân sủng của Chúa cũng không đủ nếu bị tách rời khỏi sự tương tác trong thế giới thật với những người tin khác."

Với những khẳng định trên đây việc xưng tội qua điện thoại hay tham dự Thánh Lễ trên TV không thành bí tích được nên không thể thay thế việc tham dự trực tiếp.

Tuy nhiên, không nên quên rằng trong trường hợp nguy tử, việc ăn năn tội cách trọn vẫn cho ta được ơn tha thứ. V́ thế, dù không được dùng những phương thế truyền thông để lănh bí tích giải tội th́ khi cần kíp ta vẫn có thể ăn năn tội cách trọn là phương thế giúp ta được nhận lănh trực tiếp ơn tha thứ do ḷng thương xót Chúa.

Lm. Nguyễn Ng. Bích DCCT

* * * * *   * * * * *