Đồi Thánh Giá ở Lithuania

 

Hơn 100,000 cây Thánh giá đủ kích cỡ, đó là Đồi Thập Giá ở Lithuania, có cả một biểu tượng chủ nghĩa dân tộc của quốc gia này và một nơi cho khách hành hương quốc tế.
 

Nằm cách thành phố công nghiệp Šiauliai 12 km về hướng Bắc,Đồi Thập Giá được coi là có từ thế kỷ 14, trong thời các Hiệp sĩ dân tộc Giéc-manh (Teutonic Knights – tức là Ăng-lô Xắc-xông, Hà lan, Đức và Bắc Âu). Truyền thống đặt các Thánh giá làm biểu tượng chiến đấu giành độc lập của dân tộc và chống quân xâm lăng ngoại bang, có liên quan cuộc chiến đấu của Công giáo Lithuania chống đàn áp. Thời nông dân nổi dậy vào những năm 1831 đến 1863, dân chúng dựng những cây Thánh giá trên đồi để chống đối, và năm 1895 có khoảng 150 cây Thánh giá ở đó. Năm 1940, có đến 400 cây Thánh giá, xung quanh là những cây Thánh giá nhỏ hơn.
 

Bị Phát-xít Đức chiếm đóng thời đệ nhị thế chiến, Šiauliai và Đồi Thập Giá bị hư hại nhiều khi quân Xô-viết chiếm giữ, lúc đó chấm dứt xung đột. Chế độ cộng sản tiếp tục dời bỏ các cây Thánh giá và nâng ngọn đồi lên cao gấp ba lần vào những năm 1961, 1973 và 1975, họ đốt những cây Thánh giá gỗ và biến những cây Thánh giá kim loại thành đồ phế liệu (scrap metal). Vùng này phủ đầy chất thải và nước thải để làm dân địa phương nản lòng mà không quay lại, nhưng Đồi Thập Giá vẫn là biểu tượng dân tộc của Lithuania, và rồi khách hành hương ở khắp nơi lại đến ngọn đồi này sau mỗi đợt báng bổ (desecration), họ đặt thêm những cây Thánh giá khác. Nhiều khách hành hương liều mạng đã lén những người bảo vệ có vũ trang để lên đồi và chui qua các hàng rào kẽm gai để tỏ lòng tận tụy với cuộc chiến quốc gia. Cuối cùng, người Xô-viết nhận được sứ điệp và năm 1985, Đồi Thập Giá được bình yên, tiếng đồn vang xa khắp thế giới Kitô giáo.
 

Năm 1993, hai năm sau khi Lithuania tuyên bố độc lập, ĐGH Gioan-Phaolô II đã đến thăm Đồi Thập Giá và công bố đó là nơi dành cho hy vọng, lòng yêu bình an và hy sinh. Từ đó, hàng triệu người trên khắp thế giới đã đến nơi thánh thiêng này, và số cây Thánh giá đã lên tới 100,000 vào năm 2006. Rất nhiều cây Thánh giá hấp dẫn, từ những cây Thánh giá bằng gỗ chạm trổ tới những cây Thánh giá điêu khắc bằng kim loại. Đủ kích cỡ, từ 3m tới cực nhỏ treo vào nhau. Những chuỗi tràng hạt, những tượng Chúa Giêsu, các thánh, và hình các anh hùng của Lithuania cũng được treo trên các cây Thánh giá.
 

Ngoài quang cảnh ngoạn mục mà các du khách được chiêm ngưỡng, Đồi Thập Giá vào những ngày lộng gió còn có một loại nhạc hay do gió thổi qua những "khu rừng công trình tôn giáo" đó.

 

Trầm Thiên Thu (Chuyển ngữ từ Oddity Central)


Đồi Thánh giá nằm cách phía bắc thành phố Siauliai ở miền bắc Lithuania, khoảng 12km.


Đây là địa điểm du lịch nổi tiếng và cũng là địa điểm hành hương của nhiều người theo đạo Cơ đốc.




Nguồn gốc chính xác của ngọn đồi hiện vẫn chưa được biết.


Nhưng truyền thuyết kể rằng mỗi người đi qua ngọn đồi Domantai (tên của Đồi Thánh giá trước kia) sẽ gặp nhiều may mắn nếu cắm cây thánh giá của mình lại.


Chính vì vậy hàng ngàn người đã đến đây để tìm kiếm may mắn.
 


Được biết tục cắm cây thánh giá có từ thế kỷ thứ 14.


Qua suốt nhiều thế kỷ, không chỉ có cây thánh giá mà còn có cả những bức tượng lớn Chúa Giê-su bị đóng đinh, những nhà yêu nước của Lithuania, tượng Đức mẹ đồng trinh Mary và hàng ngàn hình nộm, tranh ảnh, chuỗi tràng hạt được người hành hương mang đến.

 

 

 

 


Được biết vào những ngày nhiều gió, "rừng" thánh giá cùng những chuỗi tràng hạt nơi đây tạo ra "bản nhạc" rất đặc biệt.

 

 

* * * * *   * * * * *