Hái Lộc Lời Chúa Trong Giáo Hội

 

 

1)  Từ hái lộc ngày xuân trong xă hội

 

Hái lộc ngày xuân là một trong những phong tục ngày Tết ở Việt Nam. Vào lúc giao thừa và trong ngày Tết, dân chúng có tục lệ đi hái lộc xuân. Họ thường đến đ́nh chùa, miếu làng để xin lộc xin ơn, cầu phúc cầu tài.

 

Lộc có hai nghĩa: là nhánh cây non, như người ta thường nói: cây nẩy lộc. Lộc cũng có nghĩa là bổng lộc, phúc lộc của trời, của thiên nhiên ban không cho.

 

V́ là một mầm non vừa nhú ra từ thân cây, từ kẽ lá, hoặc một nhánh cây non, nên lộc tượng trưng cho một sức sống vừa phát sinh và sẽ phát triển mạnh mẽ, hứa hẹn một tương lai sáng lạng đang chờ ở phía trước. Vào thời điểm đầu xuân, những mầm non như vậy không có nhiều, nên trong thực tế người ta bẻ những nhánh cây non đem về treo trước nhà hoặc chưng trên bàn thờ với hy vọng rước được sức sống mới về nhà, đồng thời cũng cầu mong đem được phúc lộc về cho gia đ́nh.Truyền thống tin vào sức sống của thiên nhiên, tin vào ơn trời tự nó là điều tốt.

 

2)  Đến hái lộc Lời Chúa trong các Nhà thờ

 

Đối với người Công giáo "hái lộc xuân" là "hái lộc thánh". Ngày Mồng Một Tết, ngày linh thiêng nhất trong năm, ngày cầu b́nh an cho năm mới. Mỗi xứ đạo đều tổ chức hái lộc đầu xuân.

 

Lộc Thánh là những câu Lời Chúa được tuyển chọn trong Thánh Kinh. Lộc được treo trên những nhánh mai vàng rực rỡ đặt trên Cung Thánh.

 

Sau Thánh Lễ, mỗi người lên tự tay hái lấy một cuộn, như kiểu hái lộc cây, mở ra đọc Lời Chúa ghi trong đó, trong ḷng thầm cầu nguyện cho bản thân, cho gia đ́nh và cho những người thân, rồi đem về dán lên bàn thờ hay một nơi trang trọng trong gia đ́nh. Để rồi cả năm mỗi người trong gia đ́nh sẽ cố gắng sống theo điều răn dạy của câu Lời Chúa đó.

Lời Chúa dạy có thể xếp thành nhiều loại.

1. Loại tích cực:

- Hăy đi rao giảng Tin Mừng khắp thế gian (Mc 16, 15)
- Như Cha đă sai Thầy, Thầy cũng sai các con. Các con hăy nhận lấy Thánh Thần (Ga 20, 24)

2. Loại tiêu cực:

- Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được no nê, v́ các ngươi sẽ phải đói (Lc 6, 25)
- Ai vả má bên này, th́ hăy giơ cả má bên kia nữa (Lc 6, 29)

3. Loại pha cả tích cực và tiêu cực:

- Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó v́ Nước Trời là của họ (Mt 5, 3)
- V́ danh Thầy các con sẽ bị mọi người ghen ghét, nhưng ai bền đỗ đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu độ (Mt 10, 22)

Trên nguyên tắc: đă là Lời Chúa th́ lời nào cũng soi sáng hướng dẫn và nuôi dưỡng con người, có lời khuyên bảo, có lời răn đe, có lời hứa hẹn với điều kiện … và tất nhiên nếu muốn sống theo Lời Chúa cũng đ̣i hỏi rất nhiều hy sinh.

Người công giáo, dù vẫn phải biết tiên liệu mọi công việc với tất cả tinh thần trách nhiệm, cũng phải luôn biết tin tưởng phó thác trong tay Chúa Quan Pḥng về tất cả những ǵ liên quan tới tương lai, tránh mọi thứ ṭ ṃ không lành mạnh về vấn đề này (x GLHTCG số 2115)

V́ thế người Công giáo không đi coi bói coi tử vi, coi đồng bóng, không xin xăm…V́ những điều này đi ngược lại với niềm tin vào một ḿnh Thiên Chúa là Đấng Quan Pḥng đầy quyền năng và t́nh thương. (x GLHTCG số 2115)

Chúa Giêsu đă dạy: "Vậy anh em hăy canh thức, v́ anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến" (Mt 24,42). Điều này có ư dạy chúng ta đừng ṭ ṃ t́m biết tương lai, nhưng hăy luôn luôn sống đạo đức và thường xuyên làm việc thiện như người đầy tớ trung tín và những trinh nữ khôn ngoan.

Khi hái lộc Lời Chúa, người Công giáo không nhằm cầu may hay để t́m biết tương lai hậu vận … nhưng là để chọn cho ḿnh và cho cả gia đ́nh ḿnh một trong nhiều Lời Chúa, để cả gia đ́nh thực hành cách đặc biệt trong suốt năm. Trong khi chồi lộc cây cối đem lại cho người hái h́nh ảnh một sức sống phát sinh và đang phát triển, th́ lộc Lời Chúa lại đi lên tới chính Đấng "nhờ Người mà muôn vật được tạo thành", v́ Lời Người "là ngọn đèn soi cho chúng ta bước, là ánh sáng chỉ đường cho ta đi" (x. Tv 118, 105); "Lời Chúa là sức thiêng cứu rỗi mọi tín hữu" (Mc 17); "bỏ Thầy th́ chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời" (Ga 6, 68). "Trong lời Thiên Chúa, có năng lực lớn lao có thể nâng đỡ và ban sinh lực cho Hội Thánh, c̣n đối với con cái Hội Thánh th́ thành sức mạnh cho đức tin, lương thực cho linh hồn, nguồn sống tinh tuyền và trường tồn cho đời sống thiêng liêng" (MK 21, trích dẫn trong GLHTCG số 114).

Nhận định như trên, th́ dù Lời Chúa khuyên bảo hay răn đe, dù diễn tả dưới h́nh thức tích cực hay tiêu cực, tất cả đều đem lại ánh sáng và sự sống cho con người. Tuy nhiên, trong thực tế, vào thời điểm đầu năm, tâm lư chung của con người là chỉ muốn nghe những điều tích cực, những điều đem lại niềm vui và hạnh phúc. V́ thế nên nhiều khi có những trường hợp xảy ra là: người bắt được câu không vừa ư th́ len lén treo lại và hái câu khác, hoặc đem về giấu đi để khi đi lễ chiều hái câu khác.

Rút kinh nghiệm này, nhiều cha quản xứ, khi soạn các câu lộc Lời Chúa, đă chỉ chọn những câu tích cực, để khi rút được ai cũng bằng ḷng, và t́nh trạng đổi lại hoặc giấu giếm không xảy ra nữa. Như vậy xem ra đă giải quyết được một phần vấn đề. Phần vấn đề c̣n lại là làm cách nào để cũng áp dụng những Lời Chúa mà nhiều người cho là chói tai?

V́ có lúc Chúa sẽ hỏi: "Thế c̣n những câu sau đây, sẽ chẳng có ai thi hành áp dụng sao? – "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính ḿnh, vác thập giá ḿnh hằng ngày mà theo" ( Lc 9, 23); "V́ danh Thầy anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng ai bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát" ( Mt 10, 22).

Có cha xứ đă trả lời: "Vào những thời điểm phụng vụ thích hợp, như mùa Chay, tuần Thánh … con sẽ giải thích cho dân chúng để họ vui ḷng chấp nhận những giáo huấn khác của Tin Mừng đ̣i hỏi nhiều hy sinh". Có lẽ Chúa sẽ trả lời: "cũng tạm được thôi, nhưng…"

Nhưng cách tốt nhất vẫn là giải thích và chuẩn bị tinh thần giáo dân trước để ngay từ ngày đầu xuân, họ có thể đón nhận đầy đủ giáo huấn của Chúa Giêsu, những điều dễ đón nhận cũng như những điều xem ra chướng tai (Ga 6,60). Như lời Thánh Phaolô: "Hăy rao giảng Lời Chúa, hăy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện, hăy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả ḷng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ" (2 Tim 4,2).

+ GM Phaolô Nguyễn Văn Ḥa

 

* * * * *   * * * *