LỄ CHÚA CHỊU PHÉP RỬA NĂM B - "CHA HÀI L̉NG VỀ CON"

Giảng thuyết: Lm. Vincent Nghiệp Phạm

 

Tại một trường trung học ở Dubai, một nhóm học sinh làm thí nghiệm về những ảnh hưởng của lời khen - chê đối với cây cảnh. Các em chọn hai cây cảnh giống nhau và đặt chúng trong cùng một điều kiện khí hậu, độ ẩm, và ánh sáng như nhau. Chỉ có một điều khác đó là mỗi cây có treo một tấm bảng với ḍng chữ khác nhau. Tấm bảng ở cây thứ nhất ghi là “cây này bị khiển trách.” Cây c̣n lại ghi là “cây này được khen ngợi.” Hằng ngày nhóm học sinh này đến nói chuyện với hai cây cảnh theo hai cách thức khác nhau. Kết quả thật bất ngờ, sau 30 ngày thí nghiệm, cây được khen ngợi th́ phát triển xanh tươi, c̣n cây bị chê bai, khiển trách th́ héo úa và tàn dần.

 

Thí nghiệm trên cho các học sinh một bài học quư giá về tầm quan trọng của lời khen ngợi và ảnh hưởng xấu của lời chê trách trong các mối tương quan. Nhiều nhà tâm lư nhận định rằng lời khen tặng có tác động tích cực rất lớn trong sự thành công của một con người. Theo một nghiên cứu của Hoa Kỳ, lời khen chân thành sinh ra chất Dopamine trong cơ thể con người. Dopamine là một hóa chất chính trong bộ năo của chúng ta, giúp chúng ta cảm nhận niềm vui và có thêm động lực trong cuộc sống. Đồng thời, lời khen c̣n diễn tả tương quan giữa người khen và người được khen. Lời khen chân thành luôn phải xuất phát từ t́nh thương mến giữa hai con người với nhau.

 

Trong bài Tin Mừng của thánh Máccô chúng ta vừa nghe, ngay sau khi Đức Giêsu vừa chịu phép rửa bởi Gioan, th́ cửa trời mở ra và chính Chúa Cha đă lên tiếng khen ngợi Chúa Giêsu trước sự hiện diện của Chúa Thánh Thần, của Gioan, và nhiều người ở đó: “Con là con yêu dấu của Cha, Con đẹp ḷng Cha” (Mc 1:11). Lời khen của Chúa Cha không chỉ đơn thuần là một lời khen ngợi Đức Giêsu nhưng c̣n có nhiều ư nghĩa rất đẹp và cao trọng.

 

Thứ nhất, lời khen của Chúa Cha là một lời xác minh và mặc khải thiên tính của Đức Giêsu cũng như tương quan của Ngài với Chúa Cha: “Con là con yêu dấu của Cha.” Trước khi Chúa Giêsu chịu phép rửa bởi Gioan, chính Gioan đă làm chứng và rao giảng về Chúa Giêsu rằng: “Có Đấng đến sau tôi, nhưng quyền lực hơn tôi, tôi không xứng đáng cúi xuống cởi dây giầy cho Người” (Mc 1:6b). Có lẽ chẳng mấy ai hiểu được tại sao Chúa Giêsu được coi là cao trọng hơn Gioan, bởi v́ đối với họ th́ Giêsu chỉ là con của ông bà thợ mộc Giuse và Maria nghèo nàn ở Nazareth. Chính trong bối cảnh ấy, Thiên Chúa Cha đă đích thân mặc khải thiên tính của Chúa Giêsu: “Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp ḷng Cha.” Rơ ràng, Chúa Giêsu không chỉ là con của ông Giuse, bà Maria, mà c̣n là Con yêu dấu của Chúa Cha. Ngài là Ngôi Hai Thiên Chúa làm người.

 

Thứ hai, bên cạnh mặc khải thiên tính của Chúa Giêsu, lời khen của Chúa Cha c̣n là lời tán dương và xác minh những ǵ Đức Giêsu đă và sẽ làm là “đẹp ḷng Chúa Cha.” Chúa Giêsu vốn dĩ là Con Thiên Chúa, là Đấng Thánh, và là Đấng không hề phạm tội. Tại sao Chúa Giêsu đến nhận phép rửa sám hối bởi Gioan? Chính Gioan đă ngăn cản Ngài: "Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi" (Mt 3:14). Nhưng Đức Giêsu trả lời "…chúng ta làm như vậy để giữ trọn đức công chính" (Mt 3:15). C̣n thánh Ambrose quả quyết rằng, Chúa Giêsu - Đấng thánh thiện tinh tuyền - đă chịu phép rửa để thánh hiến ḍng nước sông Giođan và Hội Thánh dùng nước này để rửa tội cho các tín hữu. Đức Giêsu là Đấng Thánh, nhưng Ngài đă trở nên ḥa đồng với con người. Ngài đă d́m ḿnh xuống ḍng sông Giođan như bao người tội lỗi khác, để rồi khi bước ra khỏi ḍng nước ấy Ngài nối kết con người với Thiên Chúa, và thanh tẩy phép rửa của Gioan thành Bí tích Rửa Tội để giao ḥa con người với Thiên Chúa. Lời mặc khải này của Chúa Cha tương tự như lời tiên báo trong sách ngôn sứ Isaiah 42 về một “tôi tớ đau khổ,” mà chúng ta nghe trong bài đọc I: “Này là tôi tớ Ta mà Ta nâng đỡ, là người Ta chọn, Ta hài ḷng về người” (Is 42:1). Điều này tiên báo về sứ vụ của Chúa Giêsu, Đấng sẽ cứu chuộc nhân loại bằng những khổ h́nh và cái chết thập giá như một tôi tớ đau khổ của Thiên Chúa.

 

Thứ ba, lời khen của Chúa Cha mời gọi mỗi người chúng ta hăy lắng nghe và sống theo những lời dậy bảo của Chúa Giêsu, để rồi chúng ta cũng trở nên những người con yêu dấu của Thiên Chúa. Sau khi chịu phép rửa, Chúa Giêsu lên đường loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo. Ngài yêu thương những kẻ nghèo hèn, an ủi những người đau khổ, và chữa lành những bệnh tật. Khi gia nhập Hôi Thánh, mỗi người chúng ta đều đă lănh nhận Bí tích Rửa Rội của Chúa Giêsu. V́ vậy, sứ vụ của Đức Kitô cũng là sứ vụ của mỗi người chúng ta. Nếu như Chúa Giêsu đă trở nên khiêm hạ, ḥa đồng, và yêu thương mọi người, th́ chúng ta cũng được mời gọi sống khiêm hạ, gần gũi, và sẻ chia với những anh chị em xung quanh ḿnh. Nếu Chúa Giêsu đă “không lớn tiếng, không thiên vị ai, không ai nghe tiếng người ở công trường. Người không bẻ gẫy cây lau bị giập, không dập tắt tim đèn c̣n khói” (Is 42:3), th́ chúng ta cũng được mời gọi: không lớn tiếng, không thù ghét, và không thiên vị; đúng hơn hăy mang lại niềm vui, hy vọng, và sức sống mới cho những anh chị em đang đau khổ, buồn chán, hay thất vọng. Nếu Chúa Giêsu luôn “trung thành đem lại lẽ công b́nh,” th́ chúng ta cũng được mời gọi thực thi công lư và ḥa b́nh, v́ “ai kính sợ Người và thực hành sự công chính, đều được Người đón nhận” (Cv 10: 34).

 

Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa hôm nay kết thúc mùa Giáng sinh. Hang đá, cây thông, và ánh sao lạ được cất đi, nhưng "Emmanuel" vẫn ở lại với chúng ta trong Bí tích Thánh Thể, trong Thánh lễ, trong cộng đoàn, trong gia đ́nh, và trong mỗi người chúng ta. Chúng ta hăy hướng về đời sống hoạt động của Chúa Giêsu và hăy lan tỏa đời sống yêu thương của Ngài trong cuộc sống thường nhật của ḿnh. Đó là thờ phượng một ḿnh Thiên Chúa, làm gương sáng cho tha nhân, dậy dỗ con cái đến với Chúa, dùng tài năng, thời gian, và của cải Chúa ban để phục vụ Thiên Chúa và tha nhân. Phục vụ theo gương Đức Kitô không phải la to, nói lớn, chửi rủa, bạo lực, hay dùng quyền hành; nhưng bằng t́nh yêu, quan tâm, hy sinh, và chia sẻ với tha nhân. Nếu những cây cảnh c̣n có thể cảm nhận và bị tác động bởi những lời khen chê của con người, th́ chắc chắn chúng ta cũng sẽ được biến đổi rất nhiều qua những lời khích lệ chân thành yêu thương từ cộng đoàn, bạn bè, và người thân yêu. Chúng ta hăy học nơi Chúa Cha biết trao tặng cho nhau, cho con cái, cho vợ chồng, cho anh chị em, và cho tha nhân những lời nói yêu thương, khích lệ, và động viên chân thành như Chúa Cha nói với Chúa Giêsu. "Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp ḷng Cha."

 

Fr. Vincent Nghiep Pham