Bài Giảng Lễ Thánh Gia

Giảng thuyết: Lm. GB Nguyễn Đ́nh Hoàng

Chuyện xảy ra ở hành lang một bệnh viện.  Cô con dâu lớn đang nhăn mặt, lớn tiếng nói với chồng: “Ở nhà đủ thứ phải lo, làm sao mà vợ chồng ḿnh vào trong đây hầu hạ ba được? Anh nói cô Năm hay cô Bảy ở nhà, không làm ǵ, th́ chia nhau vào đây chăm sóc cho ba”.  Anh con trai cả chưa kịp trả lời th́ cô Bảy đă cong môi phản đối: “Tui cũng có đủ thứ chuyện phải lo chứ bộ, quên tui đi…ai lo th́ lo đi, tui không lo cho ba được”.  Một cậu con trai khác lên tiếng: “Nói chung là ai cũng bận hết, với lại ba mắc bệnh lây nhiễm, vào đây chăm sóc cho ba rồi lỡ bị lây bệnh th́ làm sao?”  Rồi cô con dâu cả phán một câu: “Thôi khỏi bàn tán, căi cọ ǵ hết, cứ mướn người chăm sóc, nuôi ba là xong chuyện”.

Thế là sau đó, mọi việc xảy ra đúng như họ đă bàn căi.  Một phụ nữ khỏe mạnh, có dáng vẻ nông thôn, quê mùa đang nuôi một người bệnh nằm giường bên cạnh, đă chủ động đề nghị, để chị giúp nuôi bệnh cho ông cụ.  Công việc chăm sóc cho ông cụ cần tỉ mỉ và chăm sóc chu đáo: từ việc cho uống sữa, uống thuốc, đến thay quần áo, lau người, đi vệ sinh, thế nhưng chị vẫn làm với một sự chăm chút, quan tâm mà không bao giờ chị phàn nàn hay để lộ bất cứ một thái độ ghê tởm nào, và cũng chẳng màng tới bị lây bệnh; trái lại, chị c̣n có vẻ hiền hậu, dịu dàng như con đối với cha ruột.

Trong lúc ấy, yên tâm v́ ba đă có người chăm sóc, đám con trai, con gái, con dâu, con rể hơn chục đứa của ông cụ, th́ thỉnh thoảng mới vào thăm, lượn qua, lượn lại được vài ba phút rồi biến mất.  Tiếc thay, sự chăm chút của chị phụ nữ không kéo dài được bao lâu, chỉ hơn một tuần sau th́ ông cụ qua đời.  Lúc đó, con trai, con gái, con dâu, con rể, cháu chắt của ông kéo vào bệnh viện thật đông.  Họ khóc lóc tiếc thương, kêu la khá ồn ào.  Rồi tới lúc nói về vấn đề chi tiêu cho đám tang của ba, cả đám con cháu lại xảy ra cuộc căi vă lớn tiếng, xem người nào phải chi trả nhiều nhất.  Sau đó, anh con trai trưởng cầm một xấp tiền đến trả cho chị phụ nữ đă nuôi bệnh cho ba ḿnh.  Hai mắt đang đỏ hoe, chị phụ nữ trả lời: “Tôi nhận nuôi và chăm sóc cho cụ, v́ tôi thấy xót xa cho cụ, có lắm con nhiều cháu mà chẳng ai thèm đoái hoài, chẳng ai quan tâm, chẳng ai muốn chăm sóc, chứ tôi có làm cái nghề này đâu mà lấy tiền?”  Thế là cả đám con cháu đang khóc mếu máo, đang căi nhau om ṣm…đột nhiên im lặng, rồi từng người lẻn ra ngoài v́ ngượng ngùng và xấu hổ. 

Chúng ta đang sống trong thời đại văn minh, khoa học kỹ thuật, nhất là sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin; nó đă và đang làm cho cuộc sống con người ngày càng được nâng cao.  Đáng tiếc thay, giá trị đạo đức, nhân bản, và nhất là chữ Hiếu, đang bị xói ṃn bởi chủ nghĩa thực dụng, nghiêng về vật chất.  Đặc biệt là những người trẻ, không thiếu những kẻ thờ ơ, lănh đạm, ích kỷ, sống chỉ biết ḿnh, không biết nghĩ đến cho cha mẹ, với những công ơn sinh thành, dưỡng dục.  Lời cha ông ta đă dạy qua những câu ca dao như: “Công cha như núi Thái Sơn.  Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một ḷng thờ mẹ kính cha. Cho tṛn chữ hiếu mới là đạo con”, dường như đang dần bị quên lăng.  Vấn đề này đang là thách đố cho các bậc cha mẹ, cũng như những người có trách nhiệm.  Câu chuyện trên chỉ là 1 trong hàng ngàn câu chuyện trong đời thật, mà con cái coi việc chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ là một gánh nặng, và luôn cố gắng để tránh né trách nhiệm.

Ngày nay, nhiều người sống bất hiếu với cha mẹ.  Thật đau ḷng mỗi khi những h́nh ảnh cha mẹ bị con cái ngược đăi, bỏ rơi, khinh thường, thậm chí bị con cái giết chết được các phương tiện truyền thông đưa lên TV, và báo chí.

Quả thật, nói tới chữ Hiếu trong xă hội, và trong cuộc sống gia đ́nh hôm nay, chúng ta không khỏi băn khoăn lo lắng. Nền đạo đức bị suy đồi, con người bị cuốn hút vào chủ nghĩa thực dụng.  Họ coi của cải vật chất, tiền bạc, thú vui là “mục đích để hướng tới”.  V́ thế, vấn đề chăm sóc, thăm viếng, hỏi han cha mẹ trở nên một gánh nặng, huống ǵ nói đến việc nuôi dưỡng, báo hiếu đối với cha mẹ, các đấng bậc sinh thành, dưỡng dục của ḿnh.  

Hôm nay cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta Mừng Lễ Thánh Gia Thất – gia đ́nh của Chúa Giêsu, Đức Mẹ, và Thánh Giuse.  Mừng Lễ Thánh Gia hôm nay, mỗi người chúng ta được mời gọi, để một lần nữa nh́n vào gia đ́nh Thánh Gia, nhất là gương của Chúa Giêsu, trong việc Ngài sống thảo hiếu, để qua gương của Ngài, mỗi người chúng ta cũng học hỏi và bắt chước. 

Chúa Giêsu, trong thân phận con người, Ngài đă sống “ḷng hiếu thảo” một cách nghiêm túc và trọn vẹn trong cuộc sống của Ngài.  Trước tiên Ngài sống hiếu thảo với Cha Ngài trên trời.  Ngài luôn sống và thực hiện theo thánh ư của Chúa Cha trong cả cuộc đời của Ngài, Chúa Giêsu đă từng nói với các môn đệ: “Lương thực của Thầy là thi hành ư muốn của Đấng đă sai Thầy, và hoàn tất công tŕnh của Người”.  Bên cạnh đó, Chúa Giêsu cũng đă luôn sống triệt để ḷng vâng phục, hiếu thảo trong đời sống làm con của Đức Mẹ và thánh Giuse nơi gia đ́nh Nadarét.  Phúc âm nói cho chúng ta biết: “Người đi theo cha mẹ, trở về Nadarét và hằng vâng phục hai ông bà”.

Cho nên mỗi người chúng ta cũng được mời gọi để sống theo gương Chúa Giêsu trên con đường hiếu thảo với Chúa, qua việc chúng ta phải tuân giữ các giới răn của Chúa, qua việc ta siêng năng đọc kinh, và sốt sắng tham dự các Thánh Lễ, dạy dỗ con cái trong Đức Tin.  Rồi chúng ta cũng phải sống tỏ ḷng hiếu thảo đối với các bậc sinh thành ra ḿnh.  Sự tôn kính, ḷng hiếu thảo của con cái, cháu chắt đối với ông bà cha mẹ là t́nh cảm tri ân đối với những vị đă ban sự sống, và đă dùng t́nh yêu thương và công khó nhọc để sinh thành và nuôi dưỡng ta khôn lớn nên người.

V́ thế, mừng Lễ Thánh Gia hôm nay, là dịp để mỗi người chúng ta cùng nh́n lại cách sống và cách cư xử của chúng ta đối với các đấng sinh thành, dưỡng dục.  Chữ hiếu là bài học đầu tiên của “Đạo làm người”, là nền tảng đạo đức của xă hội, nó không phụ thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện sống, mà là do ư thức quyết định.  Hành động báo hiếu ông bà, cha mẹ phải được thể hiện qua những việc làm hằng ngày và trên cả hai phương diện: vật chất lẫn tinh thần.  Bài đọc 1, sách Huấn Ca nhắc nhở chúng ta là: “Những người làm con, phải gánh lấy tuổi già của cha mẹ.”

Cho nên, chẳng phải đợi đến lúc cha mẹ qua đời mới lập bàn thờ, làm giỗ cho linh đ́nh; cũng không phải chờ đến dịp lễ, dịp tết, dịp giỗ mới nhớ cầu nguyện, mới xin lễ.  Dù cha mẹ c̣n sống hay đă chết th́ bổn phận làm con phải nhớ đến công ơn “sinh thành, dưỡng dục” bằng cách là - mỗi ngày ta nên bày tỏ sự ân cần, quan tâm, săn sóc, thăm viếng, và hỏi han.  Và nhất là sự hiếu kính đó phải được thể hiện qua những việc làm cụ thể hằng ngày.  Một lời hỏi thăm, một cú điện thoại, một cử chỉ thảo hiếu nào đó cũng đủ làm cho ông bà cha mẹ vui ḷng.  Chữ hiếu là gốc của mọi thứ đạo đức, thế nên cha mẹ có thảo hiếu với ông bà, th́ con cái mới noi gương để có hiếu với cha mẹ, và mới có thể thương yêu họ hàng, người thân được.

Nhiều người đổ lỗi cho hoàn cảnh, công ăn việc làm bận rộn, xă giao ở xă hội, và tạo nên không ít chuyện đau ḷng quanh chữ hiếu.  Nào là do bận rộn công việc, gia đ́nh riêng, con cái, bạn bè, thú vui, để rồi không c̣n một chút thời gian nào để chăm sóc, thăm viếng, hỏi han tới ông bà, cha mẹ của ḿnh.  V́ thế, không ít người có con cháu đông, thế mà vẫn sống đơn côi.

Lễ Thánh Gia hôm nay nhắc nhở mỗi người chúng ta, hăy biết trân trọng và làm điều có thể đối với ông bà cha mẹ của ḿnh khi c̣n sống.  Đôi khi, cứ mải miết chạy theo cuộc sống xô bồ, tấp nập, bon chen mà nhiều người quên mất ḿnh c̣n có ông bà cha mẹ.  Có người khi nh́n lại, cha mẹ, người thân vẫn c̣n đó, vẫn c̣n sống khỏe; thế nhưng cũng có người, đến lúc thoát khỏi guồng quay cuộc sống, ngoái đầu nh́n về th́ đă muộn v́ cha mẹ có khi đă không c̣n. 

Bởi vậy mà, khi nghĩ về những công ơn sinh thành dưỡng dục, và cách mà mỗi người chúng ta sống ḷng thảo hiếu đối với ông bà, cha mẹ, th́ mỗi người lại có một cảm xúc riêng.  Người th́ thấy vui vẻ, ấm áp, măn nguyện v́ ḿnh cũng đă sống, đă làm, đă chăm sóc cha mẹ trong khả năng và hoàn cảnh cho phép của ḿnh, c̣n có người th́ lại thấy cay đắng, nuối tiếc, và hối hận v́ những điều chưa kịp làm hoặc chưa kịp nhận ra.

Xin Thánh Gia Thất, mà chúng ta mừng Lễ hôm nay, chúc lành và ban nhiều ơn lành xuống trên các gia đ́nh, nhất là cho những người con luôn biết sống ngoan hiền, thảo hiếu đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ của ḿnh.

Lm. GB Nguyễn Đ́nh Hoàng