Bản Chất Chứng
Qủy Nhập
Đôi khi người ta so sánh chứng quỷ nhập với
việc Nhập Thể chỉ v́ có một tương tự nào đó. Chứng quỷ nhập là
một bắt chước, và theo từ ngữ mà chúng ta đă dùng, là một "tṛ
khỉ" của Satan, có thể nói là một h́nh thức méo mó của mầu nhiệm
Nhập Thể. Đức Cha Saudreau nói: "Chứng quỷ nhập không bao giờ
tới mức độ hoá hồn", nghĩa là ma quỷ không bao giờ thay thế được
linh hồn của người bị quỷ nhập, nó không làm cho thân xác người
đó sống động được, nhưng không biết bằng cách nào nó lại xâm
chiếm thể xác, cư ngụ trong thân xác, hoặc tại năo bộ, hoặc ở
trong ḷng của nạn nhân. V́ thế nó làm cho linh hồn của nạn nhân
không c̣n làm chủ được thể xác và tay chân ḿnh nữa. Nó làm cho
nét mặt nạn nhân có những biểu lộ kỳ dị tương ứng với việc làm
của nó, nghĩa là nó biểu lộ sự điên dại, giận dữ, đầu óc kiêu
căng, ư đồ của nó, hoặc biểu lộ đau khổ khi bị người ta dùng
phép trừ quỷ! Dường như ma quỷ dùng mắt nạn nhân để nh́n, dùng
miệng nạn nhân để nói, đến độ dẫu nạn nhân là một người tế nhị,
có giáo dục đàng hoàng, vẫn thốt ra một thứ ngôn ngữ thường là
tục tĩu, bỉ ổi, thứ ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ đối với nạn nhân ấy.
V́ ma quỷ rất đông, mà mỗi con quỷ có một tính nết riêng, nên
chúng biểu lộ trên nạn nhân những tính nết riêng biệt của từng
con quỷ, đến độ khi có nhiều quỷ trong nạn nhân, th́ người ta có
thể đoán được con quỷ nào đang hoạt động.
Tuy nhiên, hành động của ma quỷ vẫn bị lệ
thuộc vào bản chất và tính nết của nạn nhân. Nó cũng phải dùng
những cách nói, cách xử sự, cách hành động quen thuộc của nạn
nhân nữa.
Không phải lúc nào ma quỷ cũng hiện diện
trong người của nạn nhân. Nó muốn ở trong nạn nhân lúc nào th́
ở. Nó gây nên những rối loạn bệnh hoạn nơi nạn nhân. Nhờ các
phép trừ quỷ, một người bị quỷ nhập có thể được khỏi bệnh tạm
thời, để rồi sau đó lại bị ma quỷ chiếm lại. Khi ở t́nh trạng
b́nh thường, người bị quỷ nhập cũng giống y như mọi người. Người
ta không cho rằng người bị quỷ nhập là chủ thể tạo ra những biểu
hiện dị thường như người ta thấy trong một cơn khủng hoảng của
nạn nhân. Chính các cơn khủng hoảng cũng luôn luôn mănh liệt như
nhau. Trong một số trường hợp, nạn nhân vẫn giữ được trọn vẹn
lương tâm ḿnh. Nhưng y không thể giữ được những điệu bộ vặn vẹo,
khoa chân múa tay hay những lời nói mà một "kẻ" khác làm hoặc
nói trong y, và những cái đó vẫn là xa lạ đối với y. Nhiều khi
ma quỷ làm nạn nhân ngủ để y không biết ǵ về những chuyện xảy
ra nơi y, do đó, y không c̣n nhớ ǵ cả. Ma quỷ ra vào rất thường
xuyên nơi thân xác nạn nhân, một cách nào đó nó đi dạo từ đầu
đến chân y, làm cho một cánh tay hay chân cứng đơ như một thanh
sắt mà không làm cho tay hay chân kia bị ǵ cả.
Mặt khác, không phải mọi con quỷ đều hành
động theo cùng một cách, v́ bọn chúng không con nào giống con
nào. Người viết tiểu sử của thánh Martin - một người trừ quỷ tài
ba của thế kỷ thứ 4 - đă nhận xét như thế.
Không phải là phi lư mà người viết tiểu sử
thánh Martin tin rằng tất cả các thần linh của dân ngoại đều là
ma quỷ, nhưng ông cho rằng có một sự khác biệt rất lớn giữa thần
Mercure, là một con quỷ hoạt bát, nhanh nhẹn, láu lỉnh, kiên tŕ,
và thần Jupiter mà ông đánh giá là thô kệch và đần độn: Jovem
brutum et hebetem esse dicebat. Cũng vậy, theo Jean Cassien th́
cha Serenus có nói: "Không phải con quỷ nào cũng độc ác như nhau,
điên dại như nhau, mạnh mẽ và tinh quái như nhau". Về sau, chúng
ta sẽ thấy quỷ kiêu ngạo là Satan, quỷ hà tiện có lẽ là
Belzebuth, và quỷ ô uế có tên là Isacaron, trong một trường hợp
quỷ nhập mà chúng ta sẽ t́m hiểu. Và c̣n có những con quỷ lười
biếng, vô độ, phạm thượng... Không có ǵ ngăn cản các con quỷ có
những "chuyên môn" này hay "chuyên môn" kia trong chiều hướng ác,
hay trong những tật xấu khác. Không phải con quỷ nào cũng có một
quyền lực như nhau. Có những con quỷ bị phép trừ quỷ đuổi đi dễ
dàng, hoặc không trở lại nữa. Có những con cầm cự lâu dài, ngoan
cố trở lại, hoặc trở đi trở lại hoài. Đức Cha Saudreau nhận xét:
"Khi những con quỷ thuộc loại 'bét' quấy phá, th́ chỉ cần đọc
một vài kinh, làm một vài việc đạo đức hay nói một vài lời cầu
nguyện th́ cũng đủ khiến chúng phải chấm dứt".
Trái lại, trong những trường hợp quỷ nhập nổi
tiếng nhất, vị trừ quỷ phải kiên tŕ chiến đấu, có lẽ là lúc
phải chiến đấu với những tên đầu sỏ của hoả ngục.
Chúng tôi sẽ dành ra một chương đặc biệt để
kể về một trường hợp quỷ nhập, mà sau khi nỗ lực trừ quỷ trong 6
năm trường, với rất nhiều biến chứng hồi hộp, tới đầu năm 1959
này vẫn chưa trừ được (tác giả viết cuốn này vào năm 1959).