CHƯƠNG I: Ma Qủy Quấy Nhiễu Thánh Gioan Maria Viannây

Cám Dỗ Lớn Nhất

Ngày 12-4-1959, để kỷ niệm 100 năm ngày mất của cha sở họ Ars, tại nhà thờ Đức Bà Paris, Đức Cha Fourrey, Giám mục Belley, đă nói một bài tán tụng trọng thể về thánh Gioan-Maria-Viannây, trong đó Đức Cha đă mô tả những quấy nhiễu của ma quỷ như sau:

"Tôi không ngần ngại gợi lên đây những đau khổ lạ thường cứ diễn đi diễn lại trong suốt 35 năm, những đau khổ ấy chắc chắn phải làm tê liệt việc thi hành tác vụ linh mục nếu ngài chỉ như mọi linh mục khác. Ngay khi biết được những quấy nhiễu ấy là do ma quỷ, ngài đă tự trấn an: Vị Thầy mà ḿnh đang phục vụ th́ mạnh hơn Ma Quỷ. V́ thế, đêm nào những hiện tượng ma quái đáng sợ ấy xảy ra một cách đặc biệt, th́ ngài c̣n vui mừng nữa. Đối với ngài, đó là dấu hiệu cho biết hôm sau sẽ có những tội nhân 'cỡ lớn' - những 'con cá bự' như ngài thường nói - nhờ toà cáo giải của ngài mà trở thành những người có ân nghĩa với Chúa".

Nhưng vị Giám mục hùng biện đó lập tức cho thấy ngay điều quan trọng nhất, theo ư kiến ngài, trong sự kiện ma quỷ quấy nhiễu cuộc sống của một vị đại thánh như thế. Ngài nói:

"Tôi muốn nói tới cái mánh khoé tinh vi hơn của Thần Ác muốn t́m cách làm cho ngài thất vọng, rồi dùng màu sắc của một sự thánh thiện cao nhất để tách ngài ra khỏi những chức năng mà Giáo Hội đă trao phó.

Việc cứu rỗi các linh hồn luôn luôn ám ảnh ngài, tràn ngập tâm hồn ngài, sẽ trở thành một đam mê thánh thiện mà kẻ thù của mọi sự thiện sẽ dùng nó một cách rất nghịch lư để làm cho ngài mù quáng. Nó muốn đưa người của Thiên Chúa vào một thảm kịch nội tâm bi đát nhất mà người ta có thể quan niệm được. Có thể trong khi muốn cứu rỗi các linh hồn, mà v́ dốt nát và bất lực, ngài có nguy cơ dẫn đưa các linh hồn đến hư mất và cùng chịu trầm luân với họ chăng? Bổn phận đích thực của ngài chẳng phải là tự xoá ḿnh đi thay v́ trở thành một linh mục sáng giá, và che dấu mọi bất hạnh to tát của ḿnh trong tĩnh tâm, cầu nguyện và sám hối sao? Nhưng đây mới là nỗi đau khổ lớn nhất mà ngài đă chịu: đó là Đức Giám mục địa phận đă ra lệnh cho ngài phải ở lại nhiệm sở, tiếp tục chu toàn bổn phận, cái bổn phận vượt quá sức ngài, cái bổn phận mà ngài có cảm tưởng ḿnh đă phản bội".

Không có ǵ làm người ta cảm động hơn là thấy thảm trạng này. Ma quỷ đă nắm được vị thánh nhờ cái mà người ta gọi là "điểm yếu" của ngài, và cái "điểm yếu" này trong thực tế lại chính là cái "điểm mạnh" của ngài! Ngài là một linh mục trung thành, là người đầy t́nh thương và đầy tinh thần phục vụ! Nhưng ngài cũng là người cảm nghiệm được sự hư không của ḿnh, biết tự hạ ḿnh trước Chúa Giêsu của ngài. Và ma quỷ lợi dụng ngay chính điểm này, nắm ngay lấy sự khiêm nhượng này, đưa nó tới một cực đoan nào đó, cực đoan này sẽ biến cái nhân đức lớn nhất ấy thành một nguy hiểm lớn lao nhất cho linh hồn của vị thánh. C̣n thủ đoạn nào khéo léo hơn, nguy hiểm đối với nạn nhân mà nó nhắm tới hơn là thủ đoạn đó? Cần biết thêm rằng điều đă củng cố cho ư định trốn đi của cha sở thánh này, là ngài tin, cũng như rất nhiều vị linh mục thánh thiện trước ngài và đồng thời với ngài đă tin, tin rằng nên dành một khoảng thời gian nào đó giữa thời thi hành tác vụ và giờ chết, để bằng sự thống hối sửa chữa lại tất cả những thiếu sót về hành động trong suốt cả đời ḿnh.

Đức Cha Fourrey nói tiếp: "Ma quỷ t́m cách đưa cha sở Ars vào cái bẫy duy nhất mà ngài có thể sa vào. Nó đẩy ngài vào một con đường không phải là con đường mà Thiên Chúa đă vạch ra cho ngài, bằng cách làm cho ngài phải âu lo trong lương tâm, tức nơi xảy ra cuộc chiến đấu của ngài.

Sư huynh Athanase nói: "Người tôi tớ của Thiên Chúa đó phải chịu rất nhiều đau khổ nội tâm. Đặc biệt ngài bị dằn vặt v́ muốn được sống tĩnh mịch: ngài thường nói về chuyện đó. Ư muốn đó như một cơn cám dỗ ám ảnh ngài ban ngày, và c̣n nhiều hơn nữa vào ban đêm. Ngài nói với tôi: 'Đêm nào tôi không ngủ được, là tâm trí tôi luôn luôn đi du lịch: khi th́ ở tu viện Trappe, khi th́ ở ḍng Chartreuse, tôi muốn t́m một xó xỉnh nào để khóc lóc cho cuộc đời khốn nạn của tôi, và để thống hối tội lỗi tôi'. Ngài cũng thường nói ngài không hiểu được rằng tại sao ngài lại không ngă ḷng khi thấy những nỗi bất hạnh của ḿnh. Ngài rất sợ sự phán xét của Thiên Chúa. Mỗi lần nói đến chuyện đó, ngài sợ run lên. Ngài khóc và nói rằng mối lo ngại lớn nhất của ngài là sợ tới giờ chết mà lại ngă ḷng thất vọng. Ngài sợ hăi và lo lắng khi phải mang lấy trách nhiệm mục vụ của ḿnh. Ngài không muốn chết khi đang làm cha sở. Ngài thú nhận rằng đó là nỗi sợ khiến cho ngài bị cám dỗ đi trốn lần thứ hai. Ngài nói với tôi: 'Tôi muốn đặt Thiên Chúa nhân lành ở chân tường để cho Ngài thấy rằng nếu tôi chết trong trách nhiệm của linh mục, th́ đó không phải là do tôi muốn, mà là v́ Ngài muốn'".

Chúng ta có thể nói: có lẽ ngược lại như vậy, khi sắp đến thời mà ơn kêu gọi trở nên hiếm hoi hơn, th́ Thiên Chúa muốn dùng gương sáng của ngài để chứng tỏ rằng một cha sở tốt có thể chết hoặc phải chết "tại trận". Vào thời của ngài, các linh mục không bị thiếu một cách trầm trọng như thời của chúng ta. Cuộc đối thoại sau đây giúp ta hiểu điều đó:

- Tôi sẽ đi khỏi đây!

- Đức Giám mục không muốn cha đi.

- Đức Cha không cần tới tôi: ngài đă có đủ người làm cha sở rồi. C̣n tôi, tôi cần phải có chút ít thời giờ để khóc lóc cho cuộc đời khốn nạn của tôi, và để thống hối tội lỗi hầu chuẩn bị về với Chúa.

Mẩu đối thoại này xảy ra giữa ngài và Cathérine Lassagne, cũng như xảy ra với sư huynh Athanase. Chị vừa thuật lại điều đó vừa kết luận: "Chính v́ thế mà ngài quyết ra đi."

Cha Monnin là người rất rành rọt về mọi chi tiết của đời sống cha sở Ars, theo cha th́ vị thánh nhân xứ Ars này nh́n nhận rằng có sự bất hợp lư trong ước muốn của ngài, và ma quỷ đă lợi dụng điều đó để cám dỗ ngài. Và chúng ta biết rằng ngay từ những năm đầu ngài nhận chức vụ ở Ars, ngài đă phải nghe hoài câu nói muốn phát khùng của ma quỷ: "Viannây! Viannây! Mi làm ǵ đó? Hăy cút đi! Xéo đi!". Theo lời chứng của cha Bibot, th́ ngài đă phải nghe lời của ma quỷ đó ít nhất từ năm 1829. Ta có thể chắc chắn rằng đó là cơn cám dỗ chủ yếu của đời ngài, và ngài đă chống trả cơn cám dỗ đó một cách can đảm. Tuy nhiên, có hai lần ngài suưt nhượng bộ cơn cám dỗ, nhưng cuối cùng ngài đă vâng theo thánh ư Chúa và mệnh lệnh của Giám mục một cách tốt đẹp đến nỗi ngài đă chết v́ bổn phận như Chúa Giêsu của ngài đă mong muốn.

Đức Cha Fourrey c̣n nói: "Việc ngài muốn trốn hai lần không phải là những dự tính chống đối bề trên. V́ khi định ra đi, ngài có viết cho Đức Giám mục địa phận: 'Xin Đức Cha chắc chắn rằng con sẽ trở về khi nào Đức Cha muốn con trở về'. Nhưng việc báo động về thảm trạng lương tâm của ngài cho toà giám mục dường như đối với ngài là phương tiện cuối cùng đạt được sự giải phóng mà ngài khao khát. Cathérine Lassagne đă nhận thấy: 'Ngài tin rằng khi trốn khỏi họ đạo là ngài làm theo thánh ư Chúa'.

Chỉ sau thất bại trong lần thử trốn đi vào năm 1853, ngài mới phát giác ra có sự can thiệp của ma quỷ trong những ước mơ đă ám ảnh ngài là được sống trong sự tĩnh mịch, xa khỏi họ đạo Ars để thống hối ăn năn".

Đó là cuộc chiến đấu gay cấn nhất của cha sở họ Ars chống lại "Con Quỷ Cào Sắt". Nếu ma quỷ muốn chơi khăm ngài bằng cách tỏ hiện ra một cách kỳ cục và tức cười, th́ nó cũng biết tỏ ra là một tên cám dỗ đặc biệt sành sỏi và bạo dạn.

Tác giả: Gm. Cristiani

 

* * * * *   * * * * *

 

Church of Saint Columba
1327 Lafond Avenue
St. Paul, MN 55104
Phone: (651) 645-9179    Fax: (651) 645-9170