Lm. GB Nguyễn Đ́nh Hoàng
Một bà đi du lịch ở Pháp về, có mua một viên kim cương (diamond) rất quư, bà mang lên máy bay, thế nhưng khi đến hải quan, v́ không muốn phải đóng thuế, nên khi thấy một linh mục mặc áo ḍng cũng đi qua hải quan, bà tới năn nỉ nhờ cha đó mang qua dùm, v́ nghĩ các cha th́ người ta không xét kỹ. Cha đó thấy khó để từ chối, nên nhận lời, rồi lấy viên kim cương cất vào túi quần
Khi đến chổ khai báo hải quan, cô nhân viên hải quan, nh́n thấy vị linh mục trong bộ áo ḍng, hỏi “Cha có ǵ khai báo không?”
Vị linh mục tính nói là không có, nhưng chợt nhớ tới viên kim cương của bà kia trong túi quần, và Lời Chúa dạy là không được nói dối, nên vị linh mục thành thật nói “từ thắt lưng trở lên, th́ tôi không có ǵ quư giá cả, c̣n từ thắt lưng trở xuống, th́ tôi có một vật rất quư mà các bà, các cô đều thích cả.”
Cô nhân viên hải quan cười nói: “Cha vui tính quá, thôi mời cha đi qua.”
|
Chúa nhật 4 Phục Sinh được gọi là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành. V́ thế, toàn bộ Lời Chúa hôm nay xoay quanh chủ đề này. Xă hội và đời sống người Do Thái là dân du mục, nên h́nh ảnh người chăn chiên, người mục tử và đàn chiên là h́nh ảnh rất quen thuộc và gần gũi với họ. V́ vậy, trong suốt thời Cựu Ước, h́nh ảnh người mục tử trở thành một trong những biểu tượng phong phú và sống động nhất, được dùng để diễn tả sự liên hệ giữa Thiên Chúa và dân Ngài. Liên hệ này được diễn tả thật đẹp trong thánh vịnh 23, thánh vịnh này đă được rất nhiều nhạc sĩ phổ nhạc và hát rộng răi “Chúa là mục tử, người dẫn lối chỉ đường cho con đi, đi trong tay Chúa, nào con thiếu chi con sợ chi. Cỏ tươn rợn đồng xanh, con no thỏa không bao giờ thiếu nữa. Suối nước trường sinh con nghỉ uống no đầy. Chúa chiên nhân từ, Ngài dẫn con tới đồng nội này suối nước mát bóng, con tới uống thảnh thơi, Chúa ơi sướng vui trong tay Chúa, Người dẫn con đi, đi giữa suốt mát, cỏ xanh con thiếu ǵ.
Dân Do Thái, được sánh ví như một đàn chiên riêng của Thiên Chúa, được Ngài nuôi nấng, săn sóc cách đặc biệt. Từ đó các nhà lănh đạo tôn giáo Do Thái, cũng được ví như các vị mục tử.
|
Chúa Giêsu cũng đă áp dụng h́nh ảnh đó cho chính ḿnh, khi Ngài tuyên bố trong bài tin mừng hôm nay “Ta là mục tử tốt lành”. Rồi Ngài nói thêm “mục tử tốt lành dám hy sinh mạng sống ḿnh v́ chiên.” Và đây chính là cái cốt lơi và là đặc tính của người mục tử tốt lành. Người mục tử tốt lành là người dám làm tất cả mọi sự cho đàn chiên, cho dù phải chịu thua thiệt, cho dù phải chịu sự hiểu lầm, cho dù phải bị đau khổ, và thậm chí dám hy sinh cả mạng sống v́ đàn chiên.
Cái mẫu mực người mục tử đó, được Chúa Giêsu thực hiện trong suốt cả cuộc đời của Ngài. Trước hết, Chúa Giêsu đă chấp nhận mang lấy thân phận của con người; Ngài đă cùng chia sẻ buồn vui với con người qua những thăng trầm của cuộc sống. Chúa Giêsu đă sống một cuộc đời yêu thương và phục vụ v́ lợi ích của người khác. Nhất là qua biến cố tử nạn và phục sinh mà chúng ta vừa cử hành trong những tuần qua, Chúa Giêsu, như người mục tử hiến mạng sống ḿnh để cứu chuộc đàn chiên. Nơi cuộc thương khó và mầu nhiệm thập giá, Chúa Giêsu đă đi đến tận cùng của t́nh yêu khi chấp nhận mang tất cả mọi đau khổ, và cuối cùng chấp nhận cái chết để mang đến cho chúng ta ơn phục sinh và sự sống lại. Trên đỉnh đồi Canvê, Chúa Giêsu c̣n hiến thân chính ḿnh làm lương thực nuôi dưỡng đàn chiên - mà hôm nay chúng ta đang cử hành Thánh Lễ - là hy lễ thập giá.
Khi sánh ví ḿnh như người mục tử nhân lành, Chúa Giêsu không đề cao bản thân để cho chúng ta nể phục, nhưng Ngài muốn chúng ta bắt chước và theo gương Ngài trong ơn gọi mục tử của ḿnh. Nhiều lúc, chúng ta giới hạn hoặc chỉ áp dụng chữ “mục tử” cho những người lănh đạo tôn giáo như Đức Thánh Cha, các Đức Giám Mục, các linh mục. Cái đó cũng đúng, thế nhưng ơn gọi mục tử mà Chúa Giêsu mời gọi th́ nó c̣n bao gồm tất cả những ai có vai tṛ lănh đạo: từ trong gia đ́nh đến giáo hội, và đến xă hội. Cách này hay cách khác, tất cả chúng ta đều chia sẻ ơn gọi mục tử. Đặc biệt đối với người Kitô hữu chúng ta, qua bí tích rửa tội, tất cả chúng ta đều được mời gọi để sống theo gương Chúa Kitô - vị mục tử nhân lành. V́ thế, mỗi người chúng ta, trong vai tṛ và thiên chức của ḿnh, đều là mục tử, và mỗi người chúng ta đều có nhiệm vụ chăm sóc, hướng dẫn, và bảo vệ anh chị em ḿnh. Mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm trước sự an nguy của anh chị em chung quanh.
Nếu chúng ta là những các giám mục, các linh mục, th́ chúng ta sống đời mục tử trong vai tṛ và ơn gọi thánh hiến của ḿnh. Các giám mục, linh mục được mời gọi để hướng dẫn đàn chiên qua một đời sống thánh thiện, tốt lành, gương mẫu, luôn biết xả thân phục vụ đàn chiên một cách quảng đại, vô vị lợi theo gương Chúa Kitô. Biết hạ ḿnh trong sự vâng phục với bề trên, biết sống hoà đồng, gần gũi, chân thật, và trong sự khiêm tốn với giáo dân và với mọi người. Tiếc thay, một số các cha, các đấng đă không sống đúng với ơn gọi mục tử của ḿnh. Thay v́ dấn thân, phục vụ cách quảng đại cho giáo dân, với giáo xứ, với giáo hội, th́ cũng phục vụ, cũng dấn thân, nhưng mà lại làm v́ danh tiếng bản thân, t́m kiếm những lợi ích cho bản thân, hoặc là mưu cầu những vật chất hưởng thụ cho bản thân hoặc cho cha mẹ, anh chị em của ḿnh. Rồi thay v́ phục vụ giáo dân, th́ để giáo dân phục vụ lại ḿnh, luôn đ̣i hỏi giáo dân phải làm cái này, làm cái kia cho ḿnh. Nhiều khi các vị mục tử lại c̣n sống tự cao, tự đại, sống xa rời với giáo dân, mà quên mất đi rằng - ơn gọi là Chúa mời gọi - mà Chúa gọi là để phục vụ Chúa, phục vụ dân thánh, phục vụ giáo hội. Nói xong, giật ḿnh v́ thấy chính bản thân tôi cũng đă và đang sống như vậy.
C̣n nếu chúng ta đang là những người ông, người bà, người cha, người mẹ trong gia đ́nh, th́ chúng ta được mời gọi để sống ơn gọi mục tử trong việc chăm sóc, dạy dỗ, hướng dẫn con cái không chỉ về đời sống nhân bản, kiến thức, mà c̣n đời sống đức tin, đời sống đạo nữa. Ông bà cha mẹ phải luôn nhắc nhở con cái trong các bổn phận và trách nhiệm đối với Chúa, đối với giáo hội, và đối với xă hội. Nhiều bậc phụ huynh chỉ quan tâm tới việc con cái làm sao phải thành đạt ở ngoài đời, ngoài xă hội; mà quên mất đi việc thành đạt trong đời sống đạo, đời sống đức tin.
Nếu chúng ta không chu toàn trách nhiệm trong vai tṛ và thiên chức mục tử của ḿnh; th́ có lẽ chúng ta chỉ đang là những người làm thuê, những người làm mướn như Chúa Giêsu đă nói với chúng ta trong bài Tin Mừng hôm nay. Nếu chúng ta bỏ đi và không sống đúng với trách nhiệm và bổn phận của ḿnh, th́ chúng ta chưa phải là mục tử trong cái nh́n của Chúa Giêsu.
|
V́ thế hôm nay, trong Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, Giáo Hội mời gọi tất cả chúng ta cùng cầu nguyện cho các mục tử, cho tất cả chúng ta biết sống như những mục tử tốt lành, thánh thiện, biết sống theo gương người mục tử nhân lành là Chúa Kitô. Chúa Giêsu đă trao phó trách nhiệm chăm sóc đàn chiên của Ngài cho từng người chúng ta trong phạm vi và lănh vực riêng của mỗi người. V́ thế, mỗi người chúng ta tùy theo mức độ trách nhiệm của ḿnh: là giám mục, linh mục, nam nữ tu sĩ th́ có trách nhiệm với những công việc mục vụ, là cha mẹ th́ có trách nhiệm mục tử với lợi ích của con cái, rồi các thành viên trong gia đ́nh có trách nhiệm với nhau, các thành viên trong giáo xứ phải có trách nhiệm trong việc chung tay, góp sức để bảo tồn và phát triển giáo xứ. Các thầy cô giáo có trách nhiệm với học sinh. Với ư thức trách nhiệm mục tử, người Kitô hữu chúng ta không c̣n sống cho riêng ḿnh nữa, không c̣n được phép mưu lợi cho cá nhân ḿnh nữa, mà phải biết sống v́ người khác, sống v́ ích lợi của những người chung quanh.
Xin Chúa Giêsu là Đấng mục tử tốt lành, ban cho mỗi người chúng ta sức mạnh, nghị lực, và ḷng can đảm, để mỗi người chúng ta dám sống, dám dấn thân, dám phục vụ, dám hy sinh một cách quảng đại và vô vị lợi, luôn biết đặt lợi ích cho phần rỗi linh hồn của người khác lên trên tư lợi của ḿnh, và nhất là không bao giờ cho phép ḿnh được trục lợi người khác. Đây là điều đi ngược lại với Chúa Kitô và giáo lư của Ngài. Xin Chúa giúp mỗi người chúng ta, biết sống theo gương phục vụ, hy sinh, dấn thân quên ḿnh như Chúa Giêsu - Đấng là mục tử nhân lành và hiền hậu.
Lm. GB Nguyễn Đ́nh Hoàng