Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

Giảng thuyết: Lm. GB Nguyễn Đ́nh Hoàng 

Trong những tuần qua, nếu ai có nghe những tin tức, thông tin từ Việt Nam, th́ chúng ta nghe được là tại cái tỉnh miền trung, nơi những vùng đất nghèo khổ nhất của đất nước đă xảy ra thiên tai bảo tố, lũ lụt chết người, ruộng vườn nhà cửa, trâu ḅ súc vật bị cuốn trôi theo ḍng nước.  Trật băo lụt vừa rồi đă cướp đi biết bao sinh mạng con người và thiệt hại về của cải vật chất th́ nhiều vô kể.  Rồi hiện tại, không riêng ǵ tại Mỹ, mà trên toàn thế giới, cơn đại dịch Covid lại bùng phát ở nhiều nơi.  Tại tiểu bang Minnesota chúng ta, cũng đạt con số người nhiễm bệnh kỷ lục đến nỗi thống đốc tiểu bang phải ra lệnh  giới hạn số người tại các nhà hàng, quán bars, cũng như giới hạn thời gian mở cửa và đóng cửa.  Mặc dù số người tử vong không cao, nhưng nguy hiểm vẫn c̣n đó, và cái chết vẫn có thể đến với bất cứ những ngươi nhiễm bệnh.  Nói như thế để chúng ta nhận thấy rằng, cuộc sống không có ǵ bảo đảm, mỗi người chúng ta đều có thể chết và ra đi lúc nào.

Mà nói cho cùng th́ chết là một chân lư căn bản của đời người là bởi v́ ngay cả khi c̣n sống, con người đă mang trong ḿnh sự chết.  Đă được sinh ra làm người th́ ai cũng phải chết cả.  Có sinh ắt có tử.  V́ thế, sinh lăo bệnh tử là những chặng đường đời mà tất cả chúng ta đều phải trải qua.  Nói một cách chua chát tí th́ con người ta sinh ra để mà chết.  Và tất cả cuộc sống con người là một tiến tŕnh đi về cái chết.  Dù biết rằng chết là cái mốc thời gian mà ai cũng đều phải trải qua, thế nhưng tâm trạng chung của con người là ai cũng sợ chết hay chưa muốn chết. 

Nhưng dù ta có sợ chết hay chưa muốn chết, th́ cái chết vẫn có thể xẩy đến cho bất cứ ai: già trẻ, lớn bé, hoặc bất cứ lúc nào: ngày cũng như đêm, hay bất kỳ ở đâu, ngay cả tại những nơi mà người ta tưởng là an toàn nhất, th́ người ta vẫn có thể chết.  Chết không kiêng nể một ai.  Chúa mà đă khều rồi th́ ai cũng phải “dạ” cả, không ai cưỡng lại được - dù là các bác sĩ hay các nhà nghiên cứu về thuốc. 

Trong cuộc sống hằng ngày và trong đời, chúng ta đă từng chứng kiến nhiều cái chết: có những cái chết hết sức thương tâm, có những cái chết rất bất giờ, chết bất đắc kỳ tử không có được một sự chuẩn bị nào hết.  Có những cái chết mà đương sự lo sợ, cố t́m mọi cách để nó đừng đến, nhưng cũng không được.  Có những cái chết mà người chết hết sức b́nh thản ung dung, cũng có những cái chết mang lợi ích cho biết bao nhiêu người, v́ cái chết của họ làm cho nhiều người sống xứng đáng hơn, mạnh mẽ hơn.  V́ thế có rất nhiều cái chết khác nhau, chẳng ai giống ai cả, và người ta phân loại về cái chết cũng khác nhau.

Già chết th́ gọi là Lăo tử.    

Trẻ chết th́ gọi là TIỂU TỬ,        

Cha chết th́ gọi là PHỤ TỬ,         

Mẹ chết gọi là MẪU TỬ,    

Chồng chết gọi là PHU TỬ,          

Vợ chết gọi là THÊ TỬ,      

Em chết gọi là ĐỆ TỬ,    

Con trai chết gọi là NAM TỬ,      

Con gái chết gọi là NỮ TỬ,

Thầy chùa hay là ông sư chết th́ gọi là SƯ TỬ,      

Lính chết gọi là QUÂN TỬ,         

Bị chí rận cắn mà chết gọi là CHÍ TỬ,

Bị điện giật chết gọi là ĐIỆN TỬ          

Bị đánh bầm giập chết gọi là NHỪ TỬ

Chết mà bị cắt ra làm nhiều khúc gọi là THÁI TỬ,  

Chết v́ yêu gọi là ÁI TỬ,   

Bệnh cảm mà chết th́ gọi là CẢM TỬ,  

Chết không t́m ra xác gọi là BẤT TỬ,

Chết đuối dưới sông gọi là GIANG TỬ,         

Chết trên rừng gọi là LÂM TỬ,    

Chết một cách lăng xẹt gọi là LĂNG TỬ,       

Sống nhờ người khác mà chết gọi NƯƠNG TỬ,     

Chết mà thân thể c̣n nguyên vẹn gọi là NGUYÊN TỬ,  

Chết mà thân thể rữa nát th́ gọi là PHÂN TỬ,        

Chết để bảo vệ Phật pháp gọi là PHẬT TỬ,  

Chết trong nhà thờ gọi là THÁNH TỬ,   

Ngồi đọc báo mà chết gọi là BÁO TỬ, 

Nghịch ngợm mà chết gọi là NGỊCH TỬ,      

Khó đẻ mà chết gọi là SINH TỬ,           

C̣n Cha Hoàng mà chết th́ gọi là HOÀNG TỬ.

Có nhiều cách chết khác nhau và thái độ của mỗi người về cái chết cũng khác nhau.  Có người th́ xem nhẹ cái chết, có người th́ coi nặng cái chết.  V́ thế mới có câu “Cái chết có khi nhẹ như lông hồng, nhưng cũng có cái chết nặng tựa thái sơn.”

V́ thế khi đứng trước sinh và tử, những bậc chính nhân quân tử thời xưa cho rằng: Chỉ cần hành động của bản thân phù hợp với đạo đức, nếu phải lựa chọn hy sinh bản thân v́ đại nghĩa, th́ họ cũng không chút mảy may do dự.  Và đây chính là tâm t́nh mà các bậc tiền bối, cha ông chúng ta, các thánh tử đạo Việt Nam cha ông chúng ta đă sống và đă chấp nhận cái chết.

Ngày hôm nay cùng với Giáo Hội Việt Nam, chúng ta mừng những cái chết của những người đă chấp nhận cái chết cho một lư tưởng, một chân lư, một đức tin, và một t́nh yêu cao thượng  - đó là các thánh tử đạo Việtnam.  Các thánh tử đạo Việt Nam chúng ta đă xem nhẹ cái chết để hướng tới một chân lư cao thượng hơn - đó là được chết v́ đạo, được chết v́ Chúa - chết cho đấng đă hy sinh chịu chết cho con người.

Chính v́ các Ngài chọn và chấp nhận cái chết cho Chúa Kitô và v́ Chúa Kitô, nên các Ngài lúc bị bắt, bị giam cầm, bị tù đày, lúc bị cực h́nh, và bị giết chết, th́ các Ngài đều cho rằng đó là một hồng ân và một phúc Chúa ban.  Chúa Giêsu trong bài giảng trên núi – trong tám mối phúc thật đă xác định rơ “Phúc cho những ai bị bách hại v́ lẽ công chính, v́ nước trời là của họ”.

Đọc tới những cực h́nh của các Thánh Tử Đạo, chúng ta không khỏi rùng ḿnh, chỉ nghe thôi mà đă sợ rồi chứ đừng nói là phại chịu đựng và phải trải qua: nào là bị xử trảm, xử giảo, thiêu sinh, bá đao, lăng tŕ.  Chính các quan, lính, và những người hành h́nh các Ngài đều không thể nào hiểu được là tại sao khi những tội nhân khác, khi bị phán cho tội chết và bị dẫn ra pháp trường xử tử th́ ai cũng run rẩy, sợ hăi…c̣n cái vị tử đạo th́ khi được vua quan phán cho tội chết, ai cũng vui vẻ đón nhận…khi bị cực h́nh th́ các ngài chẳng sợ roi đ̣n, chẳng sợ gông cùm, rồi khi tiến ra pháp trường th́ họ lại ung dung hân hoan, ca hát, rồi c̣n khuyến khích gia đ́nh và người khác…

Vậy th́ động lực nào mà giúp cho các Ngài được trung kiên chịu đựng, và vượt qua được nỗi sợ đau khổ, sợ chết đó…. Động lực của các Ngài chắc chắn đó chính là Chúa, chính là nước Trời.  Các thánh tử đạo đă nhận ra Chúa chính là cùng đích, là tối hậu của đời ḿnh…c̣n của cải vật chất, tiền tài danh vọng, chức tước…chỉ là phù du…có đó, mất đó…  Cho nên các Ngài đă dám đánh đổi tất cả…đánh đổi danh vọng, chức tước, vật chất tiền tài, và ngay cả mạng sống để được Chúa, được nước trời, để được sự sống đời sau.

Và v́ vậy mà khi chịu những cực h́nh, các Ngài coi đó nhưng là một sự thanh luyện bản thân, các ngài coi đó như là phương tiện để vào nước trời.  Hôm nay, chúng ta quy tụ nơi đây, để mừng lễ kính các Thánh cha ông chúng ta, những người đă can đảm dám sống và dám chết cho nước trời và v́ nước trời…. Các thánh Tử Đạo Việt Nam đă đi qua cuộc đời này, và đă để lại cho chúng ta những mẫu gương sống đạo thiết thực… các Ngài để lại cho chúng ta một lối sống biết khước từ những của cải vật chất, chức tước, danh vọng, để sống cho Chúa và cho nước trời.  Các thánh tử đạo Việt Nam đă tận dụng cuộc đời này, kể cả những ǵ Chúa ban, và kể cả mạng sống, để mưu ích cho cuộc sống đời sau.

Mừng lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam hôm nay, th́ mỗi người chúng ta - là con cháu của các Ngài, cũng được mời gọi để sống theo gương của các Ngài - sống trung thành với đức tin, trung thành trong ơn gọi, trong trách nhiệm làm con cái của Chúa, và biết t́m và làm theo thánh ư Chúa mỗi ngày.  Mà thánh ư Chúa muốn chúng ta là đừng để tiền tài vật chất, chức vị, danh tiếng, điều khiển và hướng dẫn đời ta. Ư Chúa muốn mỗi người chúng ta là chấp nhận mọi biến cố cuộc đời với một niềm tin, một niềm cậy trông, và một niềm phó thác vào Chúa.  Ư Chúa muốn mỗi người chúng ta sống đúngvới trách nhiệm làm cha làm mẹ, làm vợ làm chồng, làm con cái.

Chúng ta cùng cầu xin Chúa, và xin các Thánh Tử Đạo Việt Nam cầu bầu cho từng người chúng ta được ơn can đảm, biết chu toàn bổn phận trong đời sống hằng ngày, và luôn biết sống yêu thương, sống quảng đại, sống vị tha, sống bác ái, luôn giúp đỡ lẫn nhau, để xứng đáng là con cháu của các Ngài.

Lm. GB Nguyễn Đ́nh Hoàng

* * * * * *   * * * * * *