Hôm nay cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.  Cùng với Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, chúng ta kết thúc mùa Phục Sinh.  Lễ Hiện Xuống của người Công Giáo chúng ta được bắt nguồn từ ngày Lễ Ngũ Tuần của người Do Thái trong thời cựu ước.  Lễ Ngũ Tuần c̣n được gọi là Lễ 50.  Trong cuộc lữ hành nơi hoang địa cũng như khi đă vào đất hứa, dân Do Thái luôn nhớ để tưởng niệm ngày Thiên Chúa ban lề luật cho họ, qua Môsê, trên núi Sinai.  Ngày lễ ngũ tuần là cao điểm kết thúc cho mùa mừng lễ Vượt Qua.  Ngoài ra Lễ này cũng là ngày lễ tạ ơn v́ Chúa đă cho họ được mùa màng tươi tốt.  V́ đây là một ngày lễ lớn của người Do Thái nên chúng ta không lạ ǵ khi có rất nhiều người Do Thái từ khắp nơi kéo về Giêrusalem để mừng lễ, như trong bài đọc 1, sách tông đồ công vụ ghi lại: họ là người đến từ Parthi, Mêđi, Êlam, Mesopotamia, Giuđêa, Cappađôcia, Pôntô, Tiểu Á, Ai cập, Lybia, Crêta, Ảrập. 

Trong Cựu ước, sách Sáng Thể đă kể lại một trang sử buồn của lịch sử nhân loại, đó là câu chuyện tháp Baben.  Sau Lụt Hồng Thủy, con người lại nảy sinh ra kiêu ngạo, muốn xây tháp chọc trời để thách thức Thiên Chúa.  Với ḷng kiêu ngạo nơi sức mạnh của con người, họ đă bị Chúa phạt, và Ngài đă làm cho ngôn ngữ của con người trở nên bất đồng, hỗn loạn.  Kết quả là họ không thể hiểu nhau.  Tháp Baben, v́ thế, được gọi là tháp gây phân tán.

Và kể từ trang sử buồn ấy, con người ngày càng xa Chúa và càng xa nhau, không những xa về ngôn ngữ, tập quán, tiếng nói, mà c̣n xa về t́nh người, xa về ḷng yêu thương.  Nhân loại bị trượt dài trong đường dốc sa đọa.  V́ thế, người Do Thái khi nhắc tới tháp Baben, th́ họ coi đó như một kinh nghiệm đau thương.

Hôm nay, trong ngày Lễ Ngũ Tuần, sách Tông Đồ Công Vụ, lại  kể cho chúng ta một biến cố quan trọng, đó là câu chuyện về việc Chúa Thánh Thần Hiện Xuống trên các môn đệ tại Giêrusalem, khi họ đang họp nhau cùng với Đức Mẹ.  Trong ngày Lễ Ngũ Tuần năm đó, Chúa Thánh Thần đă ngự xuống, đă liên kết các tông đồ, và đặc biệt Ngài đă liên kết tất cả con người trở nên một với nhau.  Từ đây, con người có thể hiểu được nhau; mặc dù vẫn có sự khác biệt về nguồn gốc, khác biệt về màu da, về ngôn ngữ tập quán.  Bắt đầu từ Lễ Ngũ Tuần đó, người Kitô giáo gọi là lễ Hiện Xuống, để ghi nhớ sự kiện Chúa Thánh Thần ngự đến ở với cộng đoàn tín hữu, đến với Giáo Hội.  Nếu tháp Baben trong Cựu ước là biểu tượng của sự phân tán, của chia ly; th́ Lễ Ngũ Tuần - Lễ Hiện Xuống của Tân Ước lại là điểm quy tụ, là điểm liên kết và kết nối mọi người lại với nhau.

Rồi kể từ ngày lễ Ngũ Tuần năm xưa đó, Chúa Thánh Thần đă không ngừng làm việc và hoạt động để quy tụ, để nối kết tất cả con người về với nhau.  Giờ đây, trong Chúa Thánh Thần, con người có chung một ngôn ngữ.  Ngôn ngữ của Chúa Thánh Thần là ngôn ngữ của T́nh Yêu, v́ Ngài là T́nh Yêu của Thiên Chúa.  T́nh yêu Chúa Thánh Thần, có khả năng lấp đầy mọi ngăn cách, san bằng mọi ranh giới, phá tung mọi trở ngại.  Từ đây con người có thể nói, có thể sống, có thể liên kết với nhau cho dù khác nhau về phong tục, văn hóa, và thậm chí cả tiếng nói.

Cho nên chúng ta mới thấy, qua cuộc sống, và qua kinh nghiệm sống hằng ngày - chỉ có ngôn ngữ của t́nh yêu, chỉ có sống trong t́nh yêu của Thiên Chúa, th́ cuộc sống của con người mới được đồng điệu, mới được hạnh phúc, mới được an vui.  Hay nói một cách khác, khi con người sống trong ân sủng của Chúa Thánh Thần, th́ họ biết sống yêu thương, biết sống liên kết với nhau.  Bởi vậy khi một con người biết sống yêu thương, khi họ biết sống trong sự đồng cảm với người khác, khi họ biết sống với một tinh thần đồng loại – huynh đệ đại đồng – th́ họ sẽ biết sẻ chia, biết cảm thông, biết nâng đỡ những anh chị em chung quanh.   Khi con người biết sống trong ân sủng của Chúa Thánh Thần, th́ họ sẽ biết đau xót, biết day dứt với những cái khổ, với những cái bất hạnh, cái rủi ro của những người xung quanh. 

Cuộc sống và xă hội của con người sẽ tốt đẹp biết bao nếu mỗi người chúng ta biết sống trong t́nh yêu thương.  T́nh yêu thương chính là một phẩm chất đạo đức, một nhân cách cao quư mà mỗi người chúng ta cần được trao dồi và phát huy.  T́nh yêu chân chính, là một thứ ngôn ngữ mà con người ai cũng có thể hiểu được.  Nó không phải chỉ được nói bằng lời, bằng tiếng, mà c̣n được nói bằng thái độ, bằng cử chỉ, bằng việc làm, và bằng cả cuộc sống ngập tràn t́nh bác ái của ḿnh, và nhất là bằng một trái tim nhân hậu của Thiên Chúa.

Thật vậy, ai trong chúng ta cũng có thể hiểu được một ánh mắt thông cảm, một cử chỉ thân thiện, hay một việc làm giúp đỡ của người.  Thứ ngôn ngữ t́nh yêu này không phải chỉ giúp chúng ta hiểu được nhau, mà hơn thế nữa, c̣n giúp chúng ta hiểu được chính Thiên Chúa và tiến đến với Ngài.  V́ Thiên Chúa là t́nh yêu.  Cho nên trong cuộc sống, chúng ta thấy, có nhiều khi nhờ những hành động bác ái yêu thương mà những kẻ tội lỗi biết ăn năn sám hối, biết hoán cải trở về cùng Chúa.

Cho nên trong cuộc sống hằng ngày, trong cuộc sống gia đ́nh, và nhất là trong cuộc sống đạo, mỗi người chúng ta được mời gọi để nói, để sống, để hành động trong t́nh yêu…trong ân sủng của Chúa Thánh Thần – v́ chỉ khi chúng ta sống trong t́nh yêu, sống trong sự liên kết của Chúa Thánh Thần, chúng ta mới tránh đi được những hận thù, những tranh chấp, những chia rẽ, nghi kỵ lẫn nhau.  Mà thay vào đó, chúng ta sẽ biết sống có nhân bản hơn, sống cảm thông tha thứ hơn.

V́ thế, nếu Chúa Thánh Thần là Đấng liên kết và quy tụ con người lại với nhau; th́ những ư đồ gây chia rẽ, ghen ghén, gây thù oán là đi ngược lại với hoạt động của Ngài.  Nếu Chúa Thánh Thần là Đấng T́nh Yêu của Thiên Chúa, th́ những ǵ đi ngượi lại với t́nh yêu, là đi ngược lại với Ngài.  

Sống ở đời và trong cuộc sống hôm nay, chúng ta dễ dàng nhận thấy nhiều người, và thậm chí cả chúng ta nữa đă sống không có t́nh yêu thương…có thể do bị lu mờ bởi vật chất, bởi sự lôi kéo của đồng tiền, cũng như bị cám dỗ bởi một lối sống phóng khoáng.  Có khi v́ cái tôi, bởi tính ích kỷ, bởi lối sống vô trách nhiệm, mà ta bỏ mặc gia đ́nh và người thân của ḿnh.  Nhiều người c̣n mắc bệnh vô cảm, dửng dưng trước những t́nh cảnh đáng thương.  V́ thế người ta không c̣n biết chia sẻ, không c̣n biết cảm thông với những người bất hạnh, những người cùng khổ.

Cử hành Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống hôm nay, mỗi người chúng ta cùng cầu xin Chúa, thắp lên trong ḷng mỗi người chúng ta, ngọn lửa t́nh yêu của Ngài – để chúng ta có thể sưởi ấm tâm hồn lạnh giá của chúng ta - lạnh giá v́ sự thờ ơ, v́ sự vô cảm, v́ ích kỷ của bản thân - nhờ đó chúng ta có thể sưởi ấm cuộc đời, sưởi ấm anh chị em chung quanh, nhất là sưởi ấm gia đ́nh chúng ta bằng một cuộc sống đầy t́nh yêu thương và bác ái, biết hy sinh, biết dấn thân phục vụ v́ người khác và cho nước trời.

Lm. GB Nguyễn Đ́nh Hoàng