Trả Về Chúa Những Ǵ Thuộc Về Chúa
Bài giảng CN 29 thường niên năm A
Giảng thuyết: Lm. GB Nguyễn Đ́nh Hoàng
Có câu chuyện kể là: Một ngày nọ, người mẹ hốt hoảng thấy đứa con trai đang chơi nuốt phải một đồng tiền cắc vào miệng, bà kêu chồng: “Gọi bác sĩ mau lên”. Người chồng b́nh tĩnh trả lời: “Không cần phải gọi bác sĩ, gọi ngay cho cha xứ”. Bà mẹ hỏi: “Nó chết hay sao mà phải gọi cha xứ?”. “Không phải” anh chồng trả lời… “v́ cha xứ sẽ biết cách lấy hết tiền của giáo dân, dù là một đồng bạc cắc”. Nói vậy cũng oan cho các cha… làm như các cha suốt ngày cứ kiếm cách lấy tiền của giáo dân.
Tôi kể câu chuyện này là bởi v́ trong bài Tin mừng hôm nay cũng nhắc đến đồng tiền. Chúa Giêsu, bị một nhóm biệt phái và nhóm Hêrôđê hợp nhau để lập mưu trừ khử Chúa Giêsu. Thông thường th́ 2 nhóm này không hợp nhau và thậm chí c̣n là thù địch của nhau. Nhóm Pharisiêu th́ chuyên lo về những các vấn đề liên quan tới phạm vi tôn giáo. Họ bất măn với chính quyền Rôma và chống lại các luật lệ mà người Rôma áp đặt trên người Do Thái. Ngược lại nhóm Hêrôđê lại là thân cận của Vua Hêrôđê và là tay sai cho đế quốc Rôma. Họ uy hiếp người dân, và v́ thế họ luôn bị người dân khinh thường và coi như là những người phản quốc.
|
Hôm nay, cả 2 nhóm này đến gặp Chúa Giêsu và hỏi Ngài: “Thưa Thầy, xin Thầy nói cho chúng tôi biết: có được phép nộp thuế cho Xêsarê hay không? Họ hỏi nhưng không phải là họ muốn Chúa Giêsu chỉ dẫn cho họ xem phải thực hành nghĩa vụ và trách nhiệm công dân mang tính luân lư này như thế nào, nhưng cái chủ đích chính của họ là để gài bẫy để có lư do làm hại Ngài.
Họ đặt Chúa Giêsu trước một t́nh huống không dễ trả lời, là bởi v́, từ khi người Rôma chiếm lănh thổ Palestine năm 63 trước công nguyên, và đặt sự đô hộ tại đó, th́ người Do Thái buộc phải nộp thuế hàng năm cho đế quốc Rôma tính theo đầu người, bất kể đàn ông, đàn bà hay nô lệ. Mỗi người một năm phải nộp một đồng Dina, nộp bằng tiền đúc Rôma, có in h́nh hoàng đế Tibêriô, ông vua đă trị v́ từ năm 14 đến năn 37 sau công nguyên. Trên đồng tiền đó c̣n có in ḍng chữ “Tibêriô Xêsarê, con của thần linh Augustô”.
Câu hỏi “có được phép nộp thuế cho Xêsarê hay không” khó trả lời là bởi v́ nếu Chúa Giêsu trả lời là “được phép”, th́ các người nhóm Pharisiêu sẽ vịn vào đó mà kết án Chúa Giêsu là người phản bội đồng bào để ủng hộ đế quốc Rôma - và như thế Ngài sẽ bị dân chúng ghét bỏ và coi thường. Nhưng nếu Chúa Giêsu trả lời là “không được phép” th́ người phái Hêrôđê sẽ sẽ tố giác Ngài với chính quyền Rôma với tội danh phản loạn.
|
Chúa Giêsu biết mưu đồ của họ và Ngài đă tài t́nh xoay chuyển t́nh thế khi đề nghị họ cho xem đồng tiền nộp thuế và yêu cầu họ trả lời h́nh và kư hiệu trên đồng tiền đó là của ai. Họ trả lời: “của Xêsarê”. Chúa Giêsu mượn cơ hội đó để nêu lên cho những người thời xưa và cho tất cả chúng ta hôm nay một nhận định đáng quan tâm suy nghĩ, và Ngài đă nói lên một câu nói thời danh: “Cái ǵ của Xêsarê th́ hăy trả cho Xêsarê, c̣n cái ǵ của Thiên Chúa th́ trả về cho Thiên Chúa”.
Ở đây Chúa Giêsu phân biệt hai phạm vi: thế quyền và thần quyền. Thế quyền là quyền hạn của các thể chế chính phủ; c̣n thần quyền là quyền bính của Thiên Chúa. Thế quyền và thần quyền tách biệt nhau, nhưng lại có một sự liên hệ với nhau. Chúa muốn con người chúng ta cũng phải vâng phục thế quyền để duy tŕ trật tự và lợi ích công cộng. Thế nhưng, thế quyền được bắt nguồn bởi Thiên Chúa như lời Chúa Giêsu nói với Philatô, lúc Ngài bị bắt và bị tra hỏi, Chúa Giêsu đă trả lời với Philatô là: “Ông chẳng có quyền ǵ trên tôi nếu từ trên không ban xuống cho ông”. Thánh kinh dạy là mọi quyền bính trên trời dưới đất đều bởi Thiên Chúa.
|
Dựa vào lời Chúa Giêsu dạy, th́ Thiên Chúa và Xêsarê, hay nói cách khác, thần quyền và thế quyền, đều có những đ̣i hỏi nơi mỗi người công dân. Khi Chúa Giêsu nói “của Xêsaxê hăy trả cho Xêsarê”, th́ Ngài muốn bảo toàn quyền hợp pháp của Xêsarê để duy tŕ trật tự và ích lợi chung cho xă hội.
V́ thế, nguyên tắc Chúa Giêsu đưa ra nhắc nhở tất cả các Kitô hữu chúng ta là: khi chúng ta những công dân của một quốc gia, th́ chúng ta phải có trách nhiệm với quốc gia ḿnh đang sinh sống. Chúng ta phải cần hỗ trợ quốc gia của ḿnh qua việc đóng thuế, để chính phủ có nguồn thu nhập để có thể bảo đảm được an ninh, trật tự, và cung cấp nhiều những phúc lợi xă hội, và chúng ta cũng phải dấn thân trong việc phục vụ cộng đồng, phục vụ đất nước. Chính Chúa Giêsu đă làm gương trong việc nộp thuế đền thờ để người khác khỏi vấp phạm, mặc dù cắt nghĩa theo luật đền thở th́ Chúa được miễn. Đó là v́ sao Chúa nói “cái ǵ của Xêsarê th́ hăy trả cho Xêsarê”.
Thế nhưng người Kitô hữu chúng ta không chỉ là công dân của một quốc gia, mà chúng ta c̣n là những công dân nước trời. V́ thế, lời Chúa Giêsu nói với chúng ta cái phần hai “c̣n cái ǵ của Thiên Chúa th́ hăy trả cho Thiên Chúa”. Vậy th́ trong cuộc sống này và ở đời này, cái ǵ thuộc về Thiên Chúa?
Có lẽ câu trả lời quá dễ dàng và đơn giản là: tất cả mọi thứ trên trần gian này và ở đời này – và không chỉ có đời này và cả đời sau nữa, đều thuộc về Thiên Chúa. Bởi tất cả mọi sự hiện hữu ở trên trần gian này đều do Thiên Chúa tạo dựng. Chúa tạo dựng trời đất vạn vật và con người. Ngài tạo dựng con người và ban cho con người sự sống, sức khỏe, tài năng để con người có thể sống có ích lợi và hạnh phúc. Ngài c̣n ban cho thời gian, sinh khí, và tất cả mọi thứ vật chất trên trần gian này để con người cộng tác với Thiên Chúa trong việc sinh lợi cho Ngài. V́ thế, chẳng có ǵ trên đời này mà không phải của Thiên Chúa. Ngay cả: đồng tiền, kư hiệu, triều đại Xêsarê, và thậm chí cả mạng sống cũng như tất cả những ǵ của Xêsarê, cũng đều thuộc về Thiên Chúa.
|
V́ thế tâm t́nh ta cần có đối với Thiên Chúa và trả lại cho Ngài trước tiên là tâm t́nh tạ ơn. Biết ơn Chúa v́ đă cho chúng ta được sống và được hiện hữu trên trần gian này, cùng đă ban cho ta biết bao nhiêu ơn lành hồn xác… rồi sức khỏe, tài năng, không khí để thở - v́ thế, chúng ta phải ư thức là cuộc sống, mạng sống, và tất cả những ǵ ta có đều thuộc về Ngài, và Ngài làm chủ tất cả. Rồi ta phải dâng lại cho Chúa sự thờ phượng, kính mến, và vâng phục các lề luật của Ngài. Chúa Giêsu đă xác định điều này khi Ngài nói: “Ngươi phải yêu mến Thiên Chúa ngươi hết ḷng, hết linh hồn, hết trí khôn, và hết sức lực ngươi”.
Khi nhận thức được tất cả những ǵ ta đang có và đang sở hữu đều thuộc về Chúa: ngay cả tiền bạc, nhà cửa, xe cộ mà chúng ta tích góp được do lao công khó nhọc của ta, cũng nhờ có Chúa ban tặng; th́ chúng ta mới có thể dễ dàng trao lại cho Chúa, và dâng lại cho Ngài một phần những ǵ ta nhận được và những ǵ ta có được ở đời này.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải trả lại cho Thiên Chúa sự đơn sơ thánh thiện, sự ngay thẳng, sự công bằng như những ǵ Ngài đă tạo dựng từ thưở ban đầu. Chúng ta không được để cho những thói đời, những cách hành xử gian dối, thiếu công bằng và thiếu sự bác ái len lỏi vào cuộc sống và con người của chúng ta, để nó làm suy thoái và nhiễm bẩn cuộc sống Kitô hữu của ḿnh.
Hăy trả cho Ceasar những ǵ của Ceasar, trả cho Thiên Chúa những ǵ của Thiên Chúa, c̣n là lời nhắc cho mỗi người: đừng đem cách sống, cách cư xử của người đời, của xă hội vào trong Giáo Hội, và vào trong giáo xứ. Là người Kitô hữu, là người công giáo, chúng ta đừng cư xử, đừng dùng các thủ đoạn và chiến lược, chiến thuật với nhau theo kiểu những người làm chính trị. Chúng ta hăy cùng sống cách chân t́nh, cởi mở trong t́nh anh chị em con cùng một Cha ở trên trời. V́ thế, tất cả chúng ta được mời gọi để cùng chung tay xây dựng cuộc sống tại thế này cho tốt đẹp, và cùng nhau tiến bước về nước trời.
Hôm nay cũng là Chúa Nhật Khánh Nhật Truyền Giáo - ngày cầu nguyện cho công cuộc loan báo Tin Mừng của Chúa. Chúng ta được mời gọi để mang tin mừng của Chúa, chân lư của Chúa, giáo huấn của Chúa vào trong cuộc sống của ḿnh, và cho anh chị em chung quanh. Sứ mạng của người công giáo, của người Kitô hữu chúng ta là làm cho giáo huấn của Chúa, Tin mừng của Chúa lan tỏa tới mọi người.
|
Trong những ngày này, người công giáo tại Mỹ hiện đang phải đối diện với vấn đề của bầu cử. V́ thế mỗi người chúng ta phải sáng suốt bầu chọn những ứng cử viên phù hợp với giáo huấn của Chúa và của Giáo Hội. Trước hết Giáo Hội kêu gọi mọi tín hữu phải thi hành trách nhiệm người công dân, đó là phải ghi danh đi bầu. Thứ hai, là khi cân nhắc những chọn lựa của ḿnh. Người Kitô hữu cần phải đặt giá trị sự sống của con người lên trên hết. Nếu sự sống của con người không được tôn trọng và bảo vệ, th́ tất cả những giá trị khác đều vô nghĩa. Sự sống là thánh thiêng và không ai có quyền quyết định là ai được sống và ai phải chết. Quyền đó phải thuộc về Chúa. Mạng sống con người là cái căn bản nhất, nền tảng nhất, và là cái điều mà con người cần được hưởng và phải được bảo vệ nhất. Nếu không được quyền sống th́ con người ta chẳng cần ǵ cả. Nếu chúng ta không được quyền sống ở trên trần gian này, th́ chắc chắc chúng ta không cần được bảo vệ sức khỏe, không cần bảo hiểm miễn phí, không cần một nền giáo dục tốt đẹp, và cũng chẳng cần những trợ cấp của chính phủ, và chúng ta cũng chẳng cần một thứ ǵ ở trên đời này. Chỉ có khi nào chúng ta được sống th́ lúc đó chúng ta mới có thể được hưởng những quyền lợi khác.
|
V́ thế ứng cử viên nào mà không bảo vệ sự sống được, mà họ hứa sẽ bảo vệ cho những quyền lợi khác của chúng ta, th́ họ là những kẻ nói dối, và họ đang lừa đảo người dân. Cái quyền cần thiết nhất và quan trọng nhất là quyền được sống mà họ c̣n không bảo vệ được, th́ họ sẽ bảo vệ được quyền lợi ǵ cho ḿnh. V́ thế chúng ta phải khôn ngoan, sáng suốt khi bầu chọn ứng cử viên tổng thống. Đồng ư là khi bầu chúng ta cũng cần phải quan tâm tới những quyền lợi khác, như kinh tế, công ăn việc làm, trợ cấp chính phủ. Thế nhưng khi buộc phải lựa chọn; th́ nguyên tắc luân lư của Giáo Hội dạy là chúng ta phải chọn cái xấu ít hơn.
Hơn nữa chúng ta cũng phải biết, là nếu chúng ta bầu cử cho ứng cử viên nào mà đi ngược lại với giáo huấn, với luân lư của Chúa và của Giáo Hội, là chúng ta trực tiếp hoặc gián tiếp tay với sự dữ, tiếp tay với ma quỷ - và coi chừng mất linh hồn của ḿnh.
|
Bên cạnh đó, chúng ta bầu cử không phải v́ chúng ta thích ai, chúng ta ghét ai – mà chúng ta phải bầu theo cái đúng và cái sai. Trong cuộc sống, có những cái chúng ta không thích, nhưng chúng ta vẫn phải làm là v́ đó là điều đúng, và chúng ta buộc phải làm. Chắc chắn Chúa sẽ bắt chúng ta trả lời khi chúng ta ra trước mặt Ngài trong ngày phán xét.
Xin Chúa giúp mỗi người chúng ta luôn khôn ngoan, sáng suốt trong việc bầu cử đợt này… người Kitô hữu chúng ta phải luôn đặt giáo huấn của Chúa lên trên hết. V́ chính Thánh Kinh cũng dạy chúng ta “phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời con người”. Xin Chúa giúp chúng ta luôn trở thành những chứng nhân, những nhà truyền giáo đích thực khi chúng ta biết sống, và thực hành giáo huấn và luân lư của Chúa và của Giáo Hội trong cuộc sống hằng ngày của ḿnh.
Lm. GB Nguyễn Đ́nh Hoàng
* * * * * *
* * * * * *