Hăy Ăn Năn Sám Hối và Tin Vào Tin Mừng

Chúa Nhật III Thường Niên năm B - Phúc Âm: Mc 1, 14-20

Giảng thuyết: Lm. GB Nguyễn Đ́nh Hoàng

Hôm thứ Tư vừa qua, ngày 20 tháng 1, ngày ông Joe Biden nhậm chức tổng thống.  Trong ngày nhậm chức th́ theo truyền thống, tân tổng thống sẽ đặt tay trên một cuốn Kinh Thánh và thề trung thành ǵn giữ và bảo vệ Hiến Pháp nước Mỹ.  Rồi sau đó, tân tổng thống sẽ đọc bài diễn văn đầu tiên.  Bài diễn văn khai mạc nhiệm kỳ là bài diễn văn quan trọng, nó nói lên đường hướng và kế hoạch của tổng thống liên quan tới nước Mỹ và thế giới.

Trong bài diễn văn của Joe Biden năm nay, ông nhấn mạnh đến “đoàn kết”.  Ông Biden nói: “Tôi đặt tâm hồn tôi vào trong sự đoàn kết để đưa Hoa Kỳ xích lại gần nhau, đoàn kết nhân dân, đoàn kết quốc gia, đoàn kết để chống kẻ thù, chống lại chủ nghĩa cực đoan, vô pháp, và bạo lực.” Rồi ông nói tiếp “nhờ đoàn kết, ta có thể dựng lại việc làm, giúp người dân có việc làm tốt”.  Lời diễn văn nói rất hay, thế nhưng đây lại là lời phát biểu dối trá, trơ trẽn, và vô liêm sĩ nhất… bởi v́ đây là một lời nói hoàn toàn ngược lại với những ǵ ông đă thể hiện trong mấy ngày qua.

Khi vừa dứt lời không bao lâu, th́ ông khoét sâu vào sự chia rẽ dân tộc khi ông băi bỏ rất nhiều dự luật mà vị tiền nhiệm của ông đă gây dựng - đây là một hành động trả thù cá nhân ích kỷ, hẹp ḥi, và nhỏ nhen.  Theo tôi, Biden không xứng là một nguyên thủ quốc gia.  Rồi liền tiếp sau đó, ông c̣n cắt mất trên 72 ngàn việc làm của nghành dầu khí.  Chưa ǵ mà đă làm bay mất biết bao nhiêu việc làm cho người dân Mỹ; tôi nghĩ, dưới thời Biden, người dân Mỹ sẽ c̣n mất rất nhiều việc, v́ các công ty Mỹ sẽ di dời ra nước ngoài do thuế đánh các doanh nghiệp quá cao.  Mới lên mà đă đ̣i tăng thuế quá trời rồi…chắc ai cũng đă thấy con số mức thuế tăng rồi.  Chắc chắn vài tuần tới đây, chúng ta sẽ thấy giá xăng dầu lên cho coi.  Có thể sẽ c̣n lên $4, $5 như thời Obama.

Bài Tin Mừng hôm nay cũng cho chúng ta nghe một bài diễn văn khai mặc khác - bài diễn văn của Chúa Giêsu trong những ngày đầu Ngài thi hành sứ vụ của ḿnh.  Có thể nói bài diễn văn của Chúa Giêsu vượt về kỷ lục về ngắn, chỉ vọn vẹn có 23 chữ…23 từ đó là: “Thời giờ đă măn và Nước Thiên Chúa đă đến gần; anh em hăy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng”.

Trong 23 từ diễn văn của Chúa Giêsu, th́ chúng ta không phải nghe những đường hướng mơ hồ, láo phét, xảo trá như bài diễn văn của Joe Biden, mà chúng ta nghe một bài diễn văn - bài diễn văn của Chúa Giêsu mời gọi mỗi người chúng ta về một lối sống rất thực tế, rất thật tới mức mà nó đụng chạm tới mọi ngóc ngách trong tâm hồn và trong cuộc đời của từng cá nhân chúng ta - đó là “hăy sám hối”.  Tại sao “sám hối” lại là một thực tế và rất đúng cho tất cả con người qua bao thời đại?

Ông bà ta có nói “Nhân bất thập toàn - con người không ai hoàn hảo”… câu này hoàn toàn đúng cho tất cả con người chúng ta, ngoài trừ Chúa.  Không ai trong chúng ta hoàn hảo và hoàn thiện cả.  Đă là con người th́ ai cũng có những tính tốt và đồng thời ai cũng có những tính xấu.  Và dù ḿnh có cố gắng bao nhiêu, th́ thế nào trong hành tŕnh đời người, cũng sẽ có lúc ta phạm lỗi, sẽ có lúc ta làm sai, sẽ có lúc ta vấp ngă.  Việc ta phạm tội, việc ta làm sai th́ không cần ai nói, hay là ta cần ai đó nhắc nhở, chỉ điểm.  Kinh nghiệm cuộc sống cho ta biết điều đó.

Nếu ta thực sự dám nh́n vào bản thân ta một cách chân thành, nếu ta dám đối diện với lương tâm của ta một cách trung thực, th́ ta sẽ thấy - ta phạm nhiều tội lắm: tội nhẹ có, tội vừa vừa có, tội trọng có.  Người th́ phạm tội này, người th́ phạm tội kia.  Mỗi người chúng ta sống ở hoàn cảnh khác nhau; cho nên, tội ta phạm cũng khác nhau.  Và cho dù ta sống ở hoàn cảnh nào, thời đại nào, dù là ta phạm tội này hay người khác phạm tội kia - th́ chung quy là: ai trong chúng ta đều là kẻ phạm tội, ai trong chúng ta cũng đều là tội nhân trước mặt Chúa:  Từ thời ông Adong với bà Evà cho tới bây giờ, và cho tới ngày tận thế, con người luôn là tội nhân trước mặt Thiên Chúa.

Chính v́ ta là tội nhân, chính v́ ta luôn phạm tội, mà Chúa Giêsu hôm nay, khi bắt đầu sứ vụ rao giảng tin mừng, th́ Ngài kêu gọi người ta sám hối.  Sám hối, có nghĩa là làm mới lại đời sống và làm mới lại các mối tương quan của ḿnh.  

Sám hối trước tiên là làm mới lại tương quan với Thiên Chúa.  Chúng ta không để cho ḿnh sống trong t́nh trạng thù nghịch với Chúa.  Tội lỗi và ma quỷ gây ra sự thù nghịch giữa ta với Chúa.  Cho nên muốn thay đổi, muốn làm mới lại tương quan giữa ta với Chúa th́ ta phải từ bỏ tội lỗi, từ bỏ ma quỷ - trở về với Chúa trong việc thờ phượng và kính mến Ngài.  Nếu cuộc sống hằng ngày của ta mà ta bỏ đọc kinh, bỏ rước lễ, các Thánh Lễ Chúa Nhật, lễ trọng (ngoài cái mùa dịch Covid này)… hay nếu chúng ta đang tin vào dị đoan, tin vào ông này bà nọ về bói toán - là chúng ta đang c̣n sống xa Chúa, ta đang c̣n sống thù địch với Chúa, sống ngược với đường lối của Giáo Hội dạy.  Cho nên hôm nay khi mà ta được mời gọi - th́ ta phải biết cố gắng hơn trong đời sống hằng ngày của ta qua việc ta sốt sắng đọc kinh, dâng lễ, ta biết đặt niềm tin tưởng, phó thác, và cậy trông vào Chúa dù cho đường đời của ta có những khó khăn, thử thách, và gian nan.

Sám hối c̣n là sửa chữa lại mối tương quan của ta đối với anh chị em chung quanh, nhất là đối với gia đ́nh: vợ chồng, cha mẹ, con cái.  Mối tương quan này đă bị sứt mẻ bởi tội lỗi, bởi hận thù, bởi giận dữ, bởi ích kỷ hẹp ḥi, bởi gian lận lừa đảo, bởi tham lam, bởi xao lăng trong trách nhiệm, bởi những lời nói thiếu bác ái, thiếu cảm thông với người khác.  V́ thế hôm nay khi ta được mời gọi sám hối, th́ ta phải biết sống tốt hơn, ta phải biết sống tha thứ, bao dung, và hiền hoà hơn, ta phải biết sống quảng đại hơn trong việc phục vụ người khác, ta phải biết sống tế nhị, vị tha hơn, ta phải biết sống trung thực hơn trong lời nói, trong cách ứng xử của ta, ta phải biết sống có trách nhiệm hơn: trách nhiệm trong gia đ́nh, trách nhiệm nơi giáo xứ, và trách nhiệm ngoài xă hội và trong giáo hội.

Và sự sám hối đó không phải là một sự hối hận, một sự quyết tâm suông ở bên ngoài, mà là một sự thay đổi từ trong tâm hồn: từ cách ta suy nghĩ đến lời nói, và đến hành động của ta…tất cả phải được thay đổi.  Bởi v́ nếu ta chỉ hối hận và tự trách ḿnh cho những ǵ ta đă làm sai th́ chắc chắn ta sẽ lại tiếp tục làm nữa; nhưng khi ta đă quyết tâm thay đổi từ trong tâm hồn - tức là ta dám và can đảm rà soát lại tất cả những tương quan mà ta đang có: với Chúa, với gia đ́nh, với vợ chồng con cái, và với những người khác, để thấy ta đang ở đâu và cần phải làm ǵ để mang lại niềm vui, niềm b́nh an cho gia đ́nh, người thân, và tất cả mọi người. 

Một nhà tu đức đă nói “Biết ḿnh ở đâu là bước đầu tiên để đi tới đích”- biết ḿnh đang ở đâu - tức là ta phải biết ta đang làm ǵ, tính toán ǵ, suy nghĩ ǵ, mưu đồ ǵ.  Và những thứ đó nó có đang làm cho ta tốt hơn không, nó có đang làm cho ta thánh thiện hơn không, nó có đang làm cho tương quan giữa ta với Chúa tốt hơn không, nó có làm cho tương quan giữa ta với gia đ́nh, với người khác tốt hơn không?  Hay là những ǵ ta đang làm, ta đang tính toán nó sẽ làm cho ta xa Chúa và xa người khác, và nó có lôi kéo ta về với ma quỷ và tội lỗi không.

“Hăy sám hối” là lời mời gọi của Chúa Giêsu đang gởi đến cho mỗi người chúng ta hôm nay - thúc đẩy ta biết can đảm - dám nh́n vào con người, vào cách sống, vào cách cư xử của ta, với những bất toàn, những sai lầm thiếu sót với Chúa, với gia đ́nh, với anh chị em xung quanh, và với chính ḿnh, để ta quyết tâm - sửa và thay đổi - nhờ vậy ta mới có thể làm cho đời ta thêm tốt lành, thánh thiện hơn.  Và lời mời gọi sám hối cũng là lời cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta. v́ “nước đă đến gần”.  Một khi nước trời đến, th́ chúng ta không c̣n có cơ hội để sám hối nữa.  Xin Chúa chúc lành cho tất cả những cố gắng nên thánh của từng người chúng ta.

Lm. GB Nguyễn Đ́nh Hoàng

 

 * * * * *   * * * * *