12. Amen nghĩa là ǵ?
Trong thánh lễ, nhiều lần
bạn đáp Amen sau những lời nguyện mà linh mục chủ tế
thay mặt cộng đoàn tuyên đọc. Thí dụ:
- "Xin Thiên Chúa toàn năng
thương xót, tha tội, và dẫn đưa chúng ta đến sự sống
muôn đời. - Amen".
- "... đến muôn thuở muôn
đời. - Amen".
Amen là một chữ do-thái. Các
tín hữu thời Cựu Ước thường dùng Amen để kết thúc lời
cầu nguyện của họ. Chúa Kitô cũng đă sử dụng, không
những lúc Người cầu nguyện, mà c̣n cả trong lúc giảng
dạy để nhấn mạnh, làm nổi bật chân lư Người nói: "Amen
- Thật - Ta bảo thật các ngươi..." Chúng ta thường gặp
ngôn thức này trong Tin Mừng.
Trước kia, sau các lời
nguyện, người ta thưa "Ước ǵ được như vậy". Bây giờ
người ta thích dùng chữ Amen hơn, v́ Ước ǵ được như vậy
không thể diễn tả hết được sự phong phú của chữ Amen.
Khi thưa Amen, người ta
không chỉ bày tỏ ước muốn được như vậy, mà c̣n xác nhận
một điều chắc chắn. Đó là trường hợp khi vị linh mục
công bố: "Ḿnh Thánh Chúa Kitô" và tín hữu thưa "Amen".
Chữ Amen ở đây có nghĩa "Vâng ! Tôi xác tín Chúa Kitô
đến ngự trong tôi dưới h́nh bánh này". Đó là một điều
chắc chắn!
Khi bạn thưa Amen sau lời
nguyện của linh mục chủ tế, điều đó không chỉ có nghĩa
là ước muốn những lời cầu nguyện đó được chấp nhận,
nhưng c̣n nói lên rằng: lời nguyện đó cũng là lời
nguyện của chính bạn, và bạn muốn tháp nhập vào đó với
hết tâm t́nh.
Hơn thế nữa, Amen diễn đạt
đức tin của toàn cộng đoàn vào sự trung tín của Chúa.
Người sẽ nhậm lời những ǵ cộng đoàn cầu xin với niềm
tin tưởng. Bởi v́ căn gốc của chữ do-thái này có ư nghĩa
sự trung thành, trung tín. Như thế, khi thưa Amen, chúng
ta tung hô sự trung tín của Chúa, như lời thánh Phaolô:
"Xin Thiên Chúa là Đấng trung tín chứng giám cho rằng
lời nói của chúng tôi đối với anh em, không phải là vừa
"Có" lại vừa "Không". Quả thế, Con Thiên Chúa là Đức
Giêsu Kitô, Đấng mà chúng tôi đă rao giảng nơi anh em,
[...], nơi Người chỉ là "Có" mà thôi. Bởi chưng bao
nhiêu lời hứa của Thiên Chúa đă thành "Có" ở nơi Người.
V́ thế nhờ Người mà chúng tôi hô lên lời "Amen" tôn vinh
Thiên Chúa" (2 Cor 1, 18-20).
* * * * *
* * * * *
 |