27. Nghi thức bẻ
bánh có ư nghĩa ǵ?
Nghi thức bẻ bánh lập lại cử
chỉ của Chúa Kitô trong bữa Tiệc Ly: "Người cầm lấy
bánh, bẻ ra và trao cho các môn đệ". Vào thời các Tông
đồ, thánh lễ được gọi là việc "bẻ bánh". Thánh Phaolô
giải thích: "Tấm bánh mà chúng ta bẻ ra chẳng phải là
thông phần vào Ḿnh Chúa đó sao? V́ có một tấm bánh,
nên chúng ta tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một
thân thể, v́ hết thảy chúng ta thông phần vào một tấm
bánh" (1 Cor 10, 16-17).
Cử chỉ bẻ bánh thể hiện rơ
ràng giá trị và tầm quan trọng của dấu hiệu hiệp nhất
của mọi người trong cùng một tấm bánh, và của dấu hiệu
yêu thương trong việc mọi người cùng chia với nhau tấm
bánh duy nhất.
Trước đó, kinh Tạ Ơn đă nhấn
mạnh điều này khi bày tỏ lời nguyện sau: "Chúng con cúi
xin Cha cho Thánh Thần liên kết chúng con nên một khi
chúng con dự tiệc Ḿnh và Máu Đức Kitô" (kinh Tạ Ơn II).
Chúng ta không thể tăng triển trong sự hiệp nhất với
Chúa Kitô nếu chúng ta không cùng một lúc tăng triển
trong sự hiệp nhất huynh đệ.
Ngày xưa, nghi thức bẻ bánh
chiếm nhiều thời gian v́ phải chia sẻ bánh thánh cho tất
cả cộng đoàn. Ngày nay, v́ những lư do mục vụ (số người
rước lễ đông chẳng hạn), người ta thường sử dụng những
bánh lễ nhỏ cho giáo dân và một bánh lễ lớn cho linh mục.
Ngài chỉ bẻ bánh lớn này mà thôi. Do đó nghi thức bẻ
bánh có thể khó nhận ra được, nhưng vẫn luôn giữ được ư
nghĩa sâu sắc của nó.
* * * * *
* * * * *
 |