Bài Giảng Mồng Hai Tết 2021 - Hăy Thảo Kính Cha Mẹ

Phúc Âm: Mt 15, 1-6

Lm. Vinh sơn Phạm Văn Nghiệp

Hôm nay là ngày Mồng Hai Tết Tân Sửu. Trong những ngày vui Tết Cổ Truyền của dân tộc, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam muốn dùng ngày này để cầu nguyện cho tổ tiên và ông bà cha mẹ của chúng ta, để nhắc nhở chúng ta về ḷng thảo kính với các ngài khi c̣n sống cũng như khi đă qua đời. Trong ngày đầu xuân, chúng ta hăy cùng nhau suy niệm Lời Chúa về ḷng hiếu kính với tổ tiên được diễn tả qua các bài đọc hôm nay.

Sách Huấn Ca nói đến ḷng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Tổ tiên của chúng ta là những người đạo hạnh, công đức của các ngài không bị ch́m vào quên lăng, các ngài sẽ được cộng đoàn vang tiếng ngợi khen, và ḍng dơi của các ngài sẽ là lũ cháu đàn con (HC 44, 10-11). Theo tác giả, ḷng thảo kính với cha mẹ sẽ đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích, đó là, được sống lâu dài, được Chúa nhậm lời khi cầu nguyện, và được đền bù tội lỗi (HC 3,3-17). Chúa Giêsu là mẫu gương hoàn hảo cho chúng ta về ḷng thảo kính cha mẹ. Thánh Luca thuật lại rằng Đức Giêsu hằng vâng phục thánh Giuse và Đức Maria tại Nazareth. "Rồi Ngài theo cha mẹ trở về Nazareth và vâng lời các Ngài" (Lc 2,51). Tại tiệc cưới Canna, Chúa Giêsu đă vâng lời Đức Maria mà hóa nước thành rượu ngon để giúp đôi vợ chồng son vượt qua khó khăn đầu tiên trong đời sống hôn nhân khi họ hết rượu. Thảo kính cha mẹ là bày tỏ ḷng biết ơn, tôn kính, yêu mến, vâng lời, và giúp đỡ cha mẹ c̣n sống cũng như đă qua đời. Khi các ngài c̣n sống, chúng ta phải biết thăm nom, hỏi han, chăm sóc, và đưa đón khi cần. Rất tiếc nhiều người đă quên bổn phận này. Khi các ngài đă qua đời, chúng ta phải nhớ đến ngày giỗ để đọc kinh cầu nguyện cho các ngài, v́ những ǵ chúng ta làm cho các ngài sẽ không rơi vào quên lăng; trái lai, sẽ được đền bù tội lỗi và xây dựng công phúc cho chính ḿnh.

Trong thư của Thánh Phaolô Tông đồ gửi cho các tín hữu thành Êphêsô, Thánh Phaolô khuyên bảo các Kitô hữu xưa cũng như mỗi người chúng ta hôm nay. "Kẻ làm con, hăy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, v́ đó là điều phải đạo. Hăy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa để ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này" (EP 6, 1-3). Khi người Do thái chưa có ư niệm rơ ràng về cuộc sống đời sau, th́ phần thưởng sống lâu là điều họ mong mỏi nhất. Trong Phật giáo, Đức Phật dậy làm người phải biết bốn ơn: ơn cha mẹ, ơn thầy cô, ơn đất nước, và ơn chúng sinh.

Đạo hiếu là luật Thiên Chúa truyền dạy nên con người không có quyền thay đổi. Trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu cũng lặp lại điều răn thứ bốn "Ngươi hăy thờ cha kính mẹ" và khẳng định hiếu thảo là ư muốn của Thiên Chúa ngay từ thủa ban đầu. Thiên Chúa muốn rằng khi chúng ta tôn thờ Người th́ chúng ta cũng phải tôn kính cha mẹ v́ các ngài đă sinh thành dưỡng dục chúng ta, dạy chúng ta biết Thiên Chúa, và là người được Thiên Chúa trao ban quyền để mưu ích cho chúng ta (GLHTCC 2197).

Đạo hiếu rất quan trọng đối với người Việt nam. Chữ hiếu là nhân đức của đạo làm con. V́ thế, Tết là ngày đoàn tụ của gia đ́nh, con cháu đi làm xa cũng về đoàn tụ với ông bà cha mẹ, và chữ hiếu được diễn tả như một đạo lư:

"Công Cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một ḷng thờ mẹ kính cha

Cho tṛn đạo hiếu mới là đạo con."

 

Ngày nay, nhiều người coi thường chữ hiếu. Người ta vịn lư do bận rộn công việc, gia đ́nh, và con cái mà coi cha mẹ già như gánh nặng, không muốn nuôi dưỡng, không thăm nom, và thoái thác trách nhiệm của ḿnh. Do đó, ca dao Việt nam có câu:

 

"Cha mẹ nuôi con biển hồ lai lang

Con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày."

 

Người ta kể lại câu chuyện, ngày kia người cha già 80 tuổi ngồi trên chiếc ghế sô-pha cùng người con trai trí thức 45 tuổi. Đột nhiên có tiếng một con quạ gơ cái mỏ vào cửa sổ của căn nhà. Người cha già hỏi con trai: "Cái ǵ vậy?" Người con trai trả lời: "Một con quạ". Một lúc sau, người cha lại hỏi: "Cái ǵ vậy?" Người con trả lời: "Cha, con đă nói với cha rồi. Đó là một con quạ". Vài phút sau, người cha già lại hỏi: "Cái ǵ thế?" Lần này người con trai thực sự tức giận hét vào mặt người cha già mà rằng: "Tại sao cha cứ hỏi đi hỏi lại con cùng một câu hỏi thế hả? Con đă nói bao nhiêu lần rồi, đó chỉ là một con quạ. Cha không hiểu hả?"

 

Do dự một chút, người cha đi vào pḥng ḿnh mang ra một cuốn nhật kư đă cũ nát. Cuốn sổ ông giữ ǵn kể từ khi người con trai ra đời. Mở cuốn nhật kư, người cha đưa cho cậu con trai đọc. Khi người con trai đón lấy, anh ta thấy những ḍng chữ được viết trong nhật kư như sau: "Hôm nay, đứa con trai bé bỏng 3 tuổi ngồi cùng tôi trên chiếc ghế sô-pha. Khi một con quạ kêu ngay trên cửa sổ, con trai đă hỏi tôi 23 lần rằng đó là cái ǵ, và tôi cũng đă 23 lần trả lời rằng đó là một con quạ. Sau mỗi lần tôi trả lời là một lần tôi hôn con. Tôi không hề cảm thấy khó chịu; trái lại, càng yêu thương đứa con ngây thơ bé bỏng của ḿnh hơn."

 

Trong t́nh yêu, chỉ có t́nh cha mẹ là bền bỉ và kiên vững nhất như Mẹ Maria đă kiên nhẫn theo chân Chúa đến đồi Calvê. T́nh cha mẹ dành cho con cái được sánh như sông dài, biển sâu, và không ǵ có thể đong đếm được. Ngày Mồng Hai Tết là dịp nhắc nhở chúng ta tỏ ḷng hiếu kính với tổ tiên và ông bà cha mẹ. Chữ hiếu được diễn tả không chỉ trong những ngày lễ Tết mà c̣n được trải dài trong suốt cả cuộc đời. Tết là ngày đoàn tụ của gia đ́nh, của yêu thương, và của ḷng biết ơn đối với tổ tiên. V́ thế, chúng ta hăy yêu thương các ngài, đừng coi các ngài là gánh nặng, đừng xem thường các ngài, và cũng đừng bao giờ cáu gắt với các ngài. Đúng hơn, chúng ta hăy thảo kính với ông bà cha mẹ, tôn kính các ngài, cầu nguyện cho các ngài, giúp đỡ các ngài không chỉ về vật chất mà c̣n cả tinh thần nữa, chăm sóc các ngài khi về già, và cảm thông cho các ngài về tính lú lẫn, v́ các ngài đă từng kiên nhẫn với tuổi thơ chúng ta. Hai mươi ba lần trả lời một con quạ là 23 lần hồn con. Các ngài đă không quản ngại mưa nắng, mệt nhọc, hay thức khuya dạy sớm để chăm sóc tuổi thơ của chúng ta. Chúng ta hăy sống tốt v́: "Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đó," và

 

"Nếu ḿnh hiếu với mẹ cha

Chắc con cũng hiếu với ta khác ǵ.

Nếu ḿnh ăn ở vô tri

Đừng mong con hiếu làm ǵ uổng công.”

 

Lm. Vinh sơn Phạm Văn Nghiệp

 

* * * * *   * * * *